Ngồi mát ăn bát vàng: Chính sách đang được nhiều nước xem xét sau dịch Covid-19

29/06/2020 11:05 AM | Xã hội

Vào năm 2017, chính phủ Phần Lan đã thực hiện một cuộc thí nghiệm kéo dài 2 năm, qua đó thực hiện thu nhập cố định vô điều kiện với 2.000 người thất nghiệp trong độ tuổi 25-58. Những đối tượng này được nhận 560 Euro hàng tháng mà không có bất kỳ ràng buộc nào.

Những ảnh hưởng kinh tế do dịch Covid-19 đem lại là vô cùng to lớn và các quốc gia trên thế giới đang tìm đủ mọi cách nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau khủng hoảng 2008. Một trong những chính sách đó là "Thu nhập cơ bản vô điều kiện" (Basic Income), hay còn được gọi vui là ngồi mát ăn bát vàng.

Theo đó, Thu nhập cơ bản vô điều kiện là một chính sách xã hội, một chế độ phúc lợi mà trong đó tất cả các công dân của một quốc gia nhận được một khoản tiền cố định thường xuyên vô điều kiện từ chính phủ. Khoản tiền này được phát theo luật định, ngang nhau và không có đòi hỏi gì từ nhà nước là người nhận phải có công ăn việc làm hay đạt các tiêu chuẩn gì.

Ngồi mát ăn bát vàng: Chính sách đang được nhiều nước xem xét sau dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Khoản tiền này được xem như là thu nhập cơ bản thuần túy, hoàn toàn độc lập với các thu nhập khác trong việc tính thuế. Về cơ bản, thu nhập cơ bản vô điều kiện chỉ đáp ứng đủ những nhu cầu thiết yếu của một người trên tiêu chuẩn người nghèo và chúng được gọi là thu nhập cơ bản đầy đủ. Với những dạng trợ cấp thấp hơn nhu cầu thiết yếu của người nghèo thì chúng được gọi là thu nhập cơ bản vô điều kiện một phần.

Ý tưởng của chính sách này là nhằm chia sẻ tổng thu nhập cả xã hội cho toàn dân theo tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau. Trước đây chính sách này đã gặp phải nhiều tranh cãi khi tiền thuế của người dân được phát cho cả những đối tượng không làm cũng được hưởng. Ngoài ra, chúng sẽ khiến một bộ phận người lao động ỷ lại, không có chí tiến thủ.

Dẫu vậy, sau khi dịch Covid-19 bùng nổ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng về kinh tế, ý tưởng thu nhập cố định vô điều kiện lại được giới học thuật nhắc lại bởi chúng hỗ trợ rất nhiều cho người dân trong tình cảnh bị cách ly, thất nghiệp và mất thu nhập hàng loạt.

Thí nghiệm thành công

Vào năm 2017, chính phủ Phần Lan đã thực hiện một cuộc thí nghiệm kéo dài 2 năm, qua đó thực hiện thu nhập cố định vô điều kiện với 2.000 người thất nghiệp trong độ tuổi 25-58. Những đối tượng này được nhận 560 Euro hàng tháng mà không có bất kỳ ràng buộc nào.

Thậm chí nếu những người này kiếm được việc làm hay được tăng lương, khoản trợ cấp hàng tháng vẫn sẽ giữ nguyên nhằm mục đích nghiên cứu. Chúng cũng sẽ được chính phủ theo dõi để đảm bảo người tham gia thí nghiệm sẽ không bỏ dở giữa chừng.

Mục đích chính của thí nghiệm này là nhằm so sánh tác dụng của thu nhập cố định vô điều kiện với các khoản trợ cấp thất nghiệp hiện hành ở Phần Lan. Theo đó, những người thất nghiệp được nhận thu nhập cố định vô điều kiện làm nhiều hơn 6 ngày/tháng so với những đối tượng nhận trợ cấp thất nghiệp của chính phủ.

Ngoài ra, những người nhận thu nhập cố định hàng tháng có tình hình tài chính ngày càng tốt hơn so với những đối tượng chỉ được nhận trợ cấp thất nghiệp. Tình hình sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, sự tự tin hay suy nghĩ tích cực về tương lai của những người nhận Basic Income cũng tốt hơn so với người chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nhận thức được tác dụng của chính sách xã hội này, Tây Ban Nha vào tháng 4/2020 đã tuyên bố đang lên kế hoạch thực hiện thu nhập cố định vô điều kiện nhanh nhất có thể cho hàng triệu hộ nghèo trên toàn quốc.

Ngồi mát ăn bát vàng: Chính sách đang được nhiều nước xem xét sau dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Phần Lan

Đồng quan điểm, Thủ tướng thứ nhất Nicola Sturgeon của Scotland cũng tuyên bố dịch Covid-19 cùng hệ lụy kinh tế đi kèm khiến thu nhập cố định vô điều kiện trở nên phù hợp hơn bao giờ hết.

Giáo sư Helena Blomberg Kroll, người đứng đầu cuộc thí nghiệm trên tại Phần Lan cho biết việc nhận thu nhập cố định hàng tháng giúp nhiều người chấp nhận theo đuổi những đam mê hay sự nghiệp có nhiều rủi ro hoặc thu nhập thấp mà trước đây họ không dám làm.

Nhiều lao động cũng cho biết khoản thu nhập này khiến họ mạnh dạn từ chối những công việc thu nhập thấp, eo hẹp về thời gian để tìm kiếm sự nghiệp mới cho bản thân. Nói đơn giản hơn, chính sách này cho người dân cơ hội để thử sức và sống theo đam mê của mình.

"Những người làm nghề tự do, nghệ sĩ hay nhà khởi nghiệp khá hào hứng với chính sách thu nhập cố định vô điều kiện này bởi chúng tạo cơ hội cho họ tạo dựng sự nghiệp trong giai đoạn đầu đầy khó khăn", Giáo sư Kroll cho biết.

Thậm chí với sự trợ giúp của thu nhập cố định, nhiều người Phần Lan tham gia thí nghiệm còn tự động làm các công việc từ thiện đóng góp cho xã hội, hoặc dành nhiều thời gian hơn chăm sóc cho gia đình lẫn người thân.

"Như chúng ta đã thấy, một cuộc sống không có bảo đảm là vô cùng khó khăn cho năm 2020. Dù thu nhập cố định vô điều kiện không giải quyết hết được các vấn đề về sức khỏe, xã hội nhưng chúng cũng có thể là một phần giải pháp cho thời kỳ kinh tế khó khăn", Giáo sư Kroll nhấn mạnh.

AB

Cùng chuyên mục
XEM