Ngoài cánh gà, mẫu nước mắm tại trường iSchool cũng phát hiện vi khuẩn gây ngộ độc: Chuyên gia phân tích lý do

25/11/2022 09:21 AM | Sống

Ngoài mẫu cánh gà chiên thì các chuyên gia còn phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu 'nước mắm' tại khẩu phần ăn của học sinh trường iSchool Nha Trang.

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang, Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo kết quả, trong số các mẫu xét nghiệm, chuyên gia đã phát hiện mẫu "cánh gà chiên" nhiễm các vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus và Escherichia coli. Trong đó, vi khuẩn Salmonella có số lượng rất cao. 

Ngoài cánh gà, mẫu nước mắm tại trường iSchool cũng phát hiện vi khuẩn gây ngộ độc: Chuyên gia phân tích lý do - Ảnh 1.

Kết quả xét nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang


Đáng nói là, ngoài mẫu cánh gà chiên thì các chuyên gia còn phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu "nước mắm" tại khẩu phần ăn hôm ấy. Nhiều người bày tỏ cảm xúc lo lắng về vấn đề này, bởi nước mắm là thực phẩm thường không được nấu chín khi sử dụng. Vì thế, câu hỏi đặt ra là nguy cơ nước mắm chúng ta dùng hàng ngày bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus có cao không? Và liệu vì sao mẫu nước mắm tại trường iSchool Nha Trang lại xuất hiện loại vi khuẩn này?

Ngoài cánh gà, mẫu nước mắm tại trường iSchool cũng phát hiện vi khuẩn gây ngộ độc: Chuyên gia phân tích lý do - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng: "Thông thường, nước mắm rất mặn, chứa lượng muối cao vì thế đây là loại thực phẩm rất sạch, vi sinh vật gần như không thể tồn tại được. 

Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại nước mắm nhạt, nghĩa là những loại nước mắm đã được pha chế. Loại này có nồng độ đạm rất cao, lượng muối ít, ngon hơn nhưng nhà sản xuất sẽ phải sử dụng chất bảo quản để thời gian sử dụng được lâu. Vì thế, về cơ bản cả 2 loại nước mắm bán trên thị trường đều không có chứa vi khuẩn. Các gia đình có thể yên tâm sử dụng".

chin-su-3-ngon-hinh-anh-3.jpeg

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho hay: Bacillus cereus là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí dễ sinh độc tố. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong môi trường, thường có trong đất và thảm thực vật. Nhưng nó cũng có cả trong thực phẩm. Đặc biệt, loài vi khuẩn này có thể nhanh chóng nhân lên ở nhiệt độ phòng. 

Theo phân tích của vị PGS, lý do mẫu nước mắm tại trường iSchool chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể là do quá trình pha loãng nước mắm đã không đảm bảo vệ sinh. 

"Quá trình pha loãng nước mắm cho học sinh sử dụng, nếu như người đầu bếp không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện, dụng cụ pha chế không sạch, hoặc sử dụng nguồn nước kém vệ sinh đều có thể làm lây lan vi sinh vật vào nước mắm", vị PGS cho hay.

cach-lam-cha-gio-ngon-1.jpeg

Bản chất nước mắm rất sạch và không thể chứa vi sinh vật, chính quá trình bảo quản và pha chế mới là nguyên nhân khiến nước mắm bị nhiễm khuẩn.

Nhìn chung ông Thịnh cho rằng, bản chất nước mắm rất sạch và không thể chứa vi sinh vật, chính quá trình bảo quản và pha chế mới là nguyên nhân khiến nước mắm bị nhiễm khuẩn.

Làm sao để có thể phòng tránh vi khuẩn Bacillus cereus xuất hiện trong thực phẩm?

Để giảm nguy cơ nhiễm gây ngộ độc thực phẩm đường ruột do Bacillus cereus, các chuyên gia cho rằng nguyên tắc quan trọng hàng đầu là bảo quản lạnh thực phẩm đã nấu chính nếu bạn không sử dụng ngay trong vòng 6 giờ. Giữ lạnh thực phẩm trong tủ lạnh dưới 5 độ C. Đảm bảo thực phẩm được hâm nóng ở nhiệt độ tối thiểu là 71 độ C trước khi dùng. Trong đó, đặc biệt lưu ý không ăn cơm nguội. 

dreamstime-bacillus-cereus-bac-1828-9562-1669190332.jpeg

Khi nấu ăn cần chú ý sát khuẩn tay trước và sau khi nấu xong. Nếu phát hiện bất kỳ thực phẩm nào bị ô nhiễm thì chúng ta nên loại bỏ ngay, tuyệt đối không được sử dụng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm nói chung.

Theo Đậu Đậu

Cùng chuyên mục
XEM