Nghiên cứu này chỉ ra muốn con thành công, cha mẹ cần biết tạo kỳ vọng cao, trình độ giáo dục tốt và thu nhập mức 'gia đình có điều kiện'

17/03/2018 15:20 PM | Sống

Thật bất ngờ là nhóm những yếu tố này bao gồm cả những điều mà từ trước đến nay người ta tưởng rằng là không tốt cho sự phát triển của con trẻ. Ví dụ, đó chính là áp lực cao, kỳ vọng cao của bậc làm cha mẹ.

Để con bạn thành công thì cần có những yếu tố gì? Thực ra, bạn phải chấp nhận sự thật rằng không có bất kỳ một công thức tuyệt đối nào giúp tạo ra những đứa trẻ thành công cả. 

Tuy nhiên, có một nghiên cứu được công bố mới đây của trường Đại Học Syracuse tại tiểu bang New York, Mỹ đã chỉ ra một số yếu tố - một bộ tiêu chí là chung và có thể giúp dự đoán thành công của một đứa trẻ sau này. 

Những yếu tố này bao gồm có trình độ đại học, cách tư duy, tầm nhìn...và nhiều yếu tố khá quen thuộc khác. Tuy nhiên, thật bất ngờ là nhóm những yếu tố này bao gồm cả những điều mà từ trước đến nay người ta tưởng rằng là không tốt cho sự phát triển của con trẻ. Ví dụ, đó chính là áp lực cao, kỳ vọng cao của bậc làm cha me hay là thu nhập của cha mẹ

Tất nhiên, nói ra điều này không phải để đồng nhất rằng cha mẹ cứ gây áp lực càng lớn thì con cái sẽ càng thành công, hay một gia đình nghèo không thể mang lại thành công cho con trẻ. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh có sự quan tâm nhất định đến sự nghiệp của con mình. 

Và ngoài ra, bộ tiêu chí này còn bao gồm rất nhiều 'gạch đầu dòng' khác mà những ai làm cha mẹ rất nên quan tâm. 

1. Càng kỳ vọng cao có thể sẽ càng thành công

Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia của 6.600 trẻ em sinh ra trong năm 2001, giáo sư Neal Halfton và các đồng nghiệp của ông thuộc trường Đại học Syracuse nói trên phát hiện ra rằng các bậc làm cha, làm mẹ đều mong muốn con mình có tầm ảnh hưởng và đạt thành tựu cao trong cuộc sống. 

Nghiên cứu này chỉ ra muốn con thành công, cha mẹ cần biết tạo kỳ vọng cao, trình độ giáo dục tốt và thu nhập mức gia đình có điều kiện - Ảnh 1.

“Các bậc cha mẹ muốn con mình vào Đại học để có tương lai tốt đẹp, bất chấp rằng thu nhập và tài sản của gia đình” - Vị Giáo sư nói

Và sự tương quan được thể hiện rõ ràng khi người ta xem xét kết quả của những đứa trẻ được kỳ vọng cao. Bài điều tra cho thấy 57% trẻ không có sự chăm lo của cha mẹ có thành tích học tập rất kém, trong khi 96% trẻ có sự quan tâm của cha mẹ có thành tích học tập rất cao. Như thế, có thể thấy, những đứa trẻ càng được sự kỳ vọng của cha mẹ sẽ càng ý thức hơn dể đạt thành công.

2. Trình độ giáo dục của cha mẹ phản chiếu trình độ giáo dục của con

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Sandra Tang của trường Đại học Syracuse đã tìm ra rằng những bà mẹ như thế nào thì mong muốn con cái mình học tập đến tầm như vậy. Bà mẹ tốt nghiệp trung học mong con mình học được đến trung học và bà mẹ tốt nghiệp Đại học thì mong con mình học được đến Đại học.

Một bằng chứng nữa cho tiêu chí này: Trong số 14.000 trẻ em vào mẫu giáo năm 1998 đến năm 2007, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ tuổi teen (18 tuổi hoặc trẻ hơn) ít có khả năng hoàn thành trung học hay đại học. Người ta thấy các bà mẹ tuổi teen này cũng không có một trình độ học vấn cao như những người bạn đồng trang lứa của họ đã không có mang vào hồi 18 tuổi.

Nghiên cứu này chỉ ra muốn con thành công, cha mẹ cần biết tạo kỳ vọng cao, trình độ giáo dục tốt và thu nhập mức gia đình có điều kiện - Ảnh 2.

Kết quả của nghiên cứu này thậm chí nhận được sự đồng thuận từ các công trình khác ở người trường Đại học Syracuse. Trong một nghiên cứu xuyên suốt quá trình học tập của 856 người dân ở nông thôn ngoại ô New York, nhà tâm lý học Eric Dubow thuộc trường đại học Bowling Green State thấy rằng 'trình độ học vấn của cha mẹ lúc đứa trẻ 8 tuổi sẽ dự báo cho thành công của người con 40 năm sau đó'

3. Thu nhập của cha mẹ càng cao, con càng có nhiều 'điều kiện;

Theo phân nghiên cứu của Giáo sư Sean Reardon thì sự khác biệt về thành tích đạt được giữa các gia đình có thu nhập cao và các gia đình có thu nhập thấp được thể hiện như thế này: Những trẻ em sinh ra trong năm 2001 đạt được thành tích cao hơn 30%-40% những người sinh ra 25 năm trước đó, mặc dù nền giáo dục Mỹ không hề thay đổi nhiều”

Tại sao lại như vậy? Tác giả Dan Pink cho rằng thu nhập của các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu nước Mỹ đã có sự cải thiện và đặc biệt nhất, chân lý sau vẫn luôn đúng: "phụ huynh càng có thu nhập cao bao nhiêu càng kỳ vọng về điểm số của con họ bấy nhiêu. Khi càng kỳ vọng vào con mình, với mức thu nhập cao của mình, họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để con được học ở những nơi tốt nhất. Đồng thời, theo tiêu chí 1, kỳ vọng cao cũng phần nào làm con trẻ ý thức hơn việc phải cố để vươn đến thành công.

Trong bản thảo nghiên cứu của trường Syrecuse, nói về tiêu chí này, các tác giả viết dòng kết luận: “Xây dựng tri thức, giáo dục đắt đỏ, tình trạng kinh tế xã hội tác động rất lớn đến thành tựu giáo dục”

4. Cha mẹ phải xây dựng kỹ năng học tập cho con trẻ từ sớm

Tất nhiên những điều trên chỉ là những 'điều kiện'. Điều quan trọng là bản thân con trẻ phải có những thay đổi để mình dễ dàng tiếp cận thành công hơn.

Bải nghiên cứu đồng thuận với một phân tích năm 2007 về 35.000 trẻ mẫu giáo trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Anh đã cho thấy rằng việc phát triển kỹ năng học tập  sớm có thể trở thành một lợi thế lớn về sau với các học sinh.

Nghiên cứu này chỉ ra muốn con thành công, cha mẹ cần biết tạo kỳ vọng cao, trình độ giáo dục tốt và thu nhập mức gia đình có điều kiện - Ảnh 3.

Ông Greg Duncan thuộc trường đại học Northwestern, tác giả của phân tích tren 3 quốc gia trên này từng viết Việc làm chủ kỹ năng toán học sớm sẽ tạo cơ hội cho con trẻ học giỏi hơn trong tương lai, không chỉ riêng môn toán mà là trình độ học vấn và mức độ thành công nói chung nữa”.

5. Sự quan tâm chu đáo của cha mẹ

Đây là yếu tố quan trọng cuối cùng. Nghiên cứu năm 2014 về 243 người sinh ra trong nghèo khó đã phát hiện ra rằng những người nhận được sự “quan tâm chu đáo” trong ba năm đầu đời không chỉ hoàn thành tốt các bài kiểm tra học tập thời thơ ấu, mà còn có những mối quan hệ lành mạnh và đạt được nhiều thành tựu hơn ở độ tuổi 30 của mình. Đó mới chỉ là nghiên cứu trong các gia đình nghèo, nếu trong các gia đình giàu có thì có lẽ tỷ lệ này còn lớn hơn.

Cũng theo báo cáo trên SkyBlog, những bậc cha mẹ “quan tâm chu đáo” đến con em mình đều “đáp ứng với các tín hiệu của con em mình một cách kịp thời và thích hợp” và “cung cấp nền tảng vững chắc” cho trẻ để chúng "khám phá thế giới"

“Điều này cho thấy rằng việc đầu tư vào các mối quan hệ cha - con, me- con, quan tâm con cái có thể đem lại kết quả lâu dài tích lũy trong cuộc sống” - Nhà tâm lý học Lee Raby cho biết.

Văn Lê

Cùng chuyên mục
XEM