Samsung, LG và câu chuyện đào tạo công nghệ cao ở Việt Nam (P2)
"Chương trình đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam là không phù hợp để làm việc sau khi tốt nghiệp", ông Phạm Đông Phong, giám đốc nhà máy của nhà máy LG tại Hải Phòng cho biết. "Sau khi học đại học, việc chỉ có kiến thức tổng quát để làm một công việc thực tế là thực sự khó khăn."
Để giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức, một số đại gia công nghệ toàn cầu, bao gồm cả Samsung và LG, đã đưa ra các chương trình riêng của mình để đào tạo cho người lao động Việt Nam.
Xem thêm: Samsung, LG và câu chuyện đào tạo công nghệ cao ở Việt Nam (P1)
Những năm tháng đào tạo
Samsung không phải là công ty duy nhất giải quyết khoảng cách giáo dục. LG, hồi tháng 3 mới đây đã mở một cơ sở sản xuất rộng 800.000m vuông tại Hải Phòng, họ dự định trước hết sẽ thuê công nhân, sau đó sẽ đào tạo họ một cách bài bản.
"Bây giờ, chúng tôi chỉ tập trung đào tạo nghề," anh Phạm Đông Phong, Giám đốc nhà máy cho biết. "Nhưng bây giờ chúng tôi đang thảo luận, suy nghĩ về ba năm tới, làm thế nào để có được các nhà điều hành và các nhà quản lý có kinh nghiệm."
Thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, Hải Phòng là một cảng cửa ngõ quan trọng, cách Hà Nội ba giờ về phía đông nếu đi bằng xe hơi. LG có 1.000 nhân viên ở đó và dự định sẽ tăng gấp đôi số lượng lao động trong năm tới.
Nhà máy LG tại Hải Phòng vừa mới hoạt động vào tháng 3 vừa qua
Mặc dù có rất nhiều thanh niên trẻ và tiềm năng ở Việt Nam, LG lại đang gặp vấn đề tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm cho nhiệm vụ chuyên sâu hơn như giám sát công nhân dây chuyền lắp ráp hoặc nghiên cứu R&D, ông Phong nói.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển R&D, trong các lĩnh vực như phần mềm và thông tin giải trí cho xe hơi, đang được LG tập trung đầu tư mạnh tại Việt Nam. Việc thiết lập hoạt động R&D khiến chính phủ Việt Nam khá hài lòng vì nó giúp gỡ rối những khó khăn trong công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa.
Tính trung bình, LG đào tạo nhân viên chuyên R&D trong khoảng thời gian ba năm trước khi họ có thể làm việc tại các dự án, ông Phong nói. Khoảng 30% các nhân viên giám sát công nhân nhà máy và công nhân xử lý như chất lượng và kiểm tra đảm bảo có thể làm việc độc lập sau 4 tháng.
Phần còn lại cần phải giám sát chặt chẽ trong một năm. Khoảng 90% công nhân dây chuyền, những người thực sự lắp ráp TV và điện thoại, có thể làm việc một mình chỉ sau 1 tháng.
Để đối phó với thời gian dài đào tạo nghề, LG tài trợ học bổng và thực tập. Công ty cũng phối hợp với đối tác là các trường đại học để đào tạo chuyên môn cho sinh viên
Jabil đang vận hành một nhà máy ở đầu bên kia của đất nước - Tp HCM, sản xuất sản phẩm cho khách hàng như Ingenico và Sierra Wireless trong Khu công nghệ cao Sài Gòn. Jabil kỳ vọng sẽ đạt được doanh thu 18 tỷ USD, điều mà không nhiều công ty làm được.
Nhà máy Jabil tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Khu công nghiệp này khiến tôi cảm thấy giống Silicon Valley hơn bất kỳ nơi nào khác tại Việt Nam tôi từng tới - nhưng không có chuyện là bạn sẽ quên mình đang ở giữa một đất nước đang phát triển. Con đường phía trước của cơ sở Jabil phủ đầy bụi bẩn, khoảng một tháng trước khi tôi đến. Mương đất này giờ vẫn còn bao quanh nhà máy.
Với Jabil, vấn đề lớn nhất với các ứng cử viên thi tuyển vào đây là vốn tiếng Anh nghèo nàn của họ. Và những gì mà họ được học "đã khá lỗi thời đối so với những gì chúng tôi cần," Patrick Tan, CEO Jabil Việt Nam cho biết. "Rất khó khăn để có thể chọn được một người vừa ra khỏi trường đại học mà có thể vào làm việc ngay tại các nhà máy," ông nói.
Jabil chạy một chương trình đào tạo kéo dài hàng năm cho nhân viên mới, những người có tiềm năng thăng tiến. Vào cuối chương trình, những người tham gia sẽ trình bày một báo cáo về những gì họ đã học và nơi họ muốn làm việc trong Jabil nếu họ tiếp tục làm việc tại công ty. Sau đó họ sẽ được nhận vào các vai trò đòi hỏi chuyên môn cao hơn.
Các công ty khác đã có biện pháp quyết liệt hơn ngoài việc tiến hành các khóa đào tạo của mình. Trong năm 2006, Tập đoàn FPT, một tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông Việt đã mở ra Đại học FPT, đại học tư nhân của mình tại Hà Nội.
Trong một bức thư gửi cho sinh viên tiềm năng, Hiệu trưởng trường đại học Đàm Quang Minh gọi đây là trường "Đại học Bên trong doanh nghiệp," và trường cho biết nhiệm vụ của họ là "cung cấp một lợi thế cạnh tranh toàn cầu cho sinh viên, mở rộng chân trời trí tuệ của dân tộc."
Bắt kịp tốc độ
Một trong những công ty lớn nhất của Mỹ đã vào Việt Nam là Intel. Từ Santa Clara, California, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đã mở một nhà máy lắp ráp và thử nghiệm tại Tp HCM trong năm 2010, nhanh chóng gặp các vấn đề tương tự như những công ty trên.
Intel đã quay sang trường Đại học bang Arizona để nhờ họ tìm cách giúp sinh viên kỹ thuật bắt kịp tốc độ. Họ quyết định điều tốt nhất để làm là đào tạo các giáo sư Việt từ 8 trường đại học về phương pháp dạy kỹ hiện đại hơn. Họ cùng nhau hình thành các chương trình Higher Engineering Education Alliance, hay HEEAP, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
"Khái niệm này rất đơn giản, nhưng để thực hiện thì thực sự không dễ dàng", ông Lê Văn Khôi, Giám đốc HEEAP tại Việt Nam cho biết.
HEEAP bắt đầu thu được kết quả. Từ năm ra mắt 2010, HEEAP đã đào tạo được 291 giảng viên Việt Nam - trong đó có 71 nữ - trong chương trình 6 tuần mùa hè của mình, cùng với hàng trăm giáo sư khác trong hội thảo được tổ chức trong suốt cả năm.
Nguyễn Bá Hải, người có bằng tiến sĩ về công nghệ sinh học, là giám đốc của trung tâm học tập kỹ thuật số tại Đại học Công nghệ và Giáo dục Tp HCM. Ông đã tham gia vào chương trình trong năm 2012 và nói rằng nó đã thay đổi đáng kể cách thức ông dạy.
"Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục rất không linh hoạt", ông Hải nói. "Nếu chúng ta muốn thay đổi một cái gì đó, phải mất một thời gian dài... Nhưng thực sự đối với tôi, tôi đã thay đổi tất cả mọi thứ."
Hằng năm, tới ngày hội việc làm, các giảng viên tham gia dự án HEEAP đều tổ chức các hoạt động vui chơi trí tuệ dành cho các em sinh viên.
Sau khóa đào tạo của HEEAP, Đại học Công nghệ và Giáo dục Tp HCM bắt đầu cung cấp khóa học kỹ thuật giới thiệu, bao gồm cả Nhập môn Cơ khí, mà trước đây chưa tồn tại ở Việt Nam. Học viên hiện đang dành nhiều thời gian học cách xác định và giải quyết vấn đề.
Họ cũng được yêu cầu phải có một chứng nhận từng làm việc trong phòng thí nghiệm và tạo ra các sản phẩm thực. Năm ngoái, nhà trường đã phát động một trung tâm học tập kỹ thuật số để kết hợp tốt hơn việc học tập trực tuyến với các lớp học thông thường.
HEEAP hiện đang tìm kiếm tài trợ mới để giúp các trường học có thêm các phòng thí nghiệm, Jeffrey Goss, phó hiệu trưởng trường ASU và là giám đốc chương trình của trường đại học ở Việt Nam cho biết. Chương trình bao gồm cả những “không gian sáng tạo” được dựa trên xu hướng hiện rất phổ biến toàn cầu – theo đó, chương trình khuyến khích dân công nghệ, kỹ thuật và trẻ em phát minh và sáng chế bất kỳ điều gì mà họ nghĩ tới.
"Hy vọng là khi sinh viên tốt nghiệp, họ không chỉ chuẩn bị để đi làm việc cho một công ty, mà còn có tư duy sáng tạo của một nhà sản xuất," Goss cho biết.
Chính phủ cũng thoải mái trước các lời gợi ý về cách để giáo dục người lao động trong tương lai. Hầu hết đều được phát triển hoạt động của mình bất chấp những bất cập về kỹ năng người lao động.
Samsung đang có kế hoạch 3 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất điện thoại di động Thái Nguyên, và Jabil tuần trước đã ký một thỏa thuận với Ban quản lý Khu công nghệ cao Tp HCM để tăng hơn gấp đôi lực lượng lao động trong năm năm tiếp theo, cũng như xây dựng một nhà máy vào năm 2017.
Các khoảng cách kỹ năng cũng đã mở ra một cơ hội cho các startup giáo dục. Topica, trung tâm dạy tiếng Anh trực tuyến và là đối tác với các trường đại học, hiện nay có khoảng 1.400 người giảng dạy hơn 20.000 học sinh trên Internet.
Topica, startup về giáo dục có trụ sở tại Hà Nội
Các công ty đầu tư mạo hiểm tới từ Silicon Valley - Formation 8 và Learn Capital mới đây đã tài trợ Rockit Online, một trang web dạy tiếng Anh, toán và khoa học cho sinh viên Việt Nam và đang tìm kiếm thêm các khóa học kỹ năng tập trung khác. Hầu hết người dùng Rockit là sinh viên đại học của Việt Nam hoặc các chuyên gia đang làm việc.
"Có một lỗ hổng lớn trong mô hình giáo dục của chúng tôi đó là không được định hình đủ nhanh để theo kịp với nhu cầu của nền kinh tế", CEO Rockit - Đào Thu Hiền , một cựu phóng viên AP và nhân viên dưới quyền của Thị trưởng New York Michael Bloomberg, cho biết. "Nó mở ra cơ hội cho các công ty như chúng tôi có thể giúp đỡ sinh viên."
Và rồi có những người như Phạm Khoa, 28 tuổi, hiện đang giảng dạy phát triển ứng dụng.
Trở lại lớp học của mình tại thành phố Hồ Chí Minh, các sinh viên vây quanh tôi trong gần một giờ với câu hỏi về Apple và Samsung và ngành công nghiệp công nghệ cao như thế nào ở Mỹ. Họ nói với tôi lý do tại sao họ đã dành thời gian rảnh rỗi quý giá của họ - hai giờ một ngày, ba ngày một tuần, trong mỗi tháng - học tập để phát triển các ứng dụng cho iPhone và iPad.
Trịnh Minh, 54 tuổi người lớn tuổi nhất trong lớp, đăng ký khóa học trị giá 183USD với mong muốn mở rộng kiến thức của mình vượt ra ngoài những kiến thức CNTT thông thường. Ông cũng quyết định đăng ký cho đứa con trai 15 tuổi của mình, Trinh An, để cậu bé có thể tiếp xúc với công nghệ hiện đại sau khi kết thúc chương trình học phổ thông.
"Tôi muốn tìm hiểu thêm và nhiều hơn nữa," Minh nói qua một thông dịch viên. "Và tôi muốn là tấm gương cho con trai mình noi theo."