Muốn tìm được việc, hãy suy nghĩ như một người đi thuê!
Nếu xem xét kỹ các quan điểm cũng như mong muốn của nhà tuyển và có hành động phù hợp, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được “cái gật đầu” của họ hơn.
Khi ứng tuyển vào một vị trí công việc, bạn có thể vội vã tìm hiểu về những gì cần cho nhà tuyển dụng biết và quên đi một phần rất quan trọng là tập trung vào tìm hiểu nhu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng là gì.
Nếu xem xét kỹ các quan điểm cũng như mong muốn của nhà tuyển và có hành động phù hợp, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được “cái gật đầu” của họ hơn.
Dưới đây là lời khuyên của Raj Sheth, giám đốc điều hành Recruiterbox, công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ hồ sơ, quản lý dữ liệu ứng viên phục vụ các công ty vừa và nhỏ.
Ứng tuyển với mục đích rõ ràng
Những ứng viên thành công luôn biết cách sử dụng và trưng ra những kỹ năng và tố chất tốt cho nhà tuyển dụng để khẳng định rằng, tất cả những điều đó đều phù hợp và có ích với mục tiêu phát triển của công ty.
Ngoài ra, bản thân nhà tuyển dụng cũng luôn muốn các ứng viên bớt dài dòng, đi thẳng và làm rõ vấn đề về mục tiêu ứng tuyển. Vì vậy, khi đánh giá một công việc, hãy gạch chân lại những phần liên quan đến bạn, nếu những phần được đánh dấu quá ít, nó chứng tỏ công việc đó chắc chắn không phù hợp với bạn.
Sheth nói: “Rất nhiều ứng viên bất chấp ứng tuyển vào vị trí công việc mà họ hoàn toàn không đáp ứng được về mặt chất lượng. Ví dụ, vị trí công việc yêu cầu ít nhất 5 năm kinh nghiệm rõ ràng không phù hợp với một người mới ra trường”.
Vi vậy, để tiết kiệm thời gian bạn nên tập trung vào vị trí mà mình cảm thấy đủ tự tin về khả năng để đáp ứng nó. Đừng cho rằng nhà tuyển dụng sẽ tin mọi điều bạn nói nhưng không hề viết ra trong CV và đơn ứng tuyển. Nếu công việc yêu cầu là một trưởng nhóm hãy kể những thành tựu và kỹ năng nổi bật của bạn về vấn đề này trong CV. Nếu không làm như vậy, sẽ chẳng ai biết và đánh giá năng lực của bạn được.
Ngoài ra, cần phải nói một cách rõ ràng, ngắn gọn và trực tiếp bằng cách nào và tại sao bạn lại là ứng viên tốt nhất, phù hợp nhất cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Cần phải nhớ rằng, một số công ty hiện nay còn sử dụng công nghệ lọc hồ sơ bằng phần mềm máy tính, sau đó mới đến giai đoạn đọc trực tiếp bằng người tuyển dụng và cuối cùng mới phỏng vấn. Nhiệm vụ của bạn là thu hút được sự chú ý và vượt qua tất cả các quá trình đó.
Gắn bó có mục đích
Sheth nói: “Các công ty luôn luôn sợ họ chọn nhầm người, vì thế để giúp đánh tan sự sợ hãi này, bạn cần phải thể hiện sự hào hứng, quan tâm tới công việc và khả năng giao tiếp tốt”.
Đừng mong có thể nằm trong danh sách ít ỏi những người cuối cùng được chọn lựa nếu bạn không thể phản ứng lại kịp thời với vấn đề này.
Đánh giá nhà tuyển dụng trong quá trình bạn được họ đánh giá
Hãy ghi nhớ lại cách công ty cư xử với bạn và cách họ giao tiếp với bạn trong giai đoạn đầu. Nếu cuộc phỏng vấn đầu tiên bị huỷ vào phút cuối, bạn hãy phát đi vài tín hiệu về việc cân nhắc xem liệu mình có nên gia nhập vào công ty này hay không.
Đừng quên rằng, giai đoạn tiền thuê luôn tiến triển theo hai hướng: “Bạn đang đánh giá tổ chức và nhà tuyển dụng cũng đánh giá thông tin về bạn trong cùng một thời điểm”.
Không trì hoãn
Chứng minh khả năng của bạn là một người có năng lực và làm việc hiệu quả. Sheth nói: “Luôn luôn theo đuổi mục tiêu giúp di chuyển và cải thiện quá trình bằng mọi cách có thể. Cả bạn và nhà tuyển dụng đểu muốn trải qua quá trình này một cách nhanh chóng và êm đẹp nhất có thể. Tuy nhiên, cũng không nên đi tắt, nó có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn bạn tưởng tượng”.
>> 13 điều không nên nói trong buổi phỏng vấn
Phương Linh