Nấu ăn xong, có nên ngắt điện bếp từ ngay hay không: Hóa ra chẳng tiết kiệm điện mà còn tai hại
Ngày nay, bếp từ được nhiều gia đình sử dụng vì tiện lợi, sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, không ít người dẫn vẫn vẫn mắc phải những sai lầm khi sử dụng bếp từ gây tốn điện và tăng nguy cơ cháy nổ.
Rút điện bếp từ ngay sau khi nấu xong có sao không?
Khi sử dụng bếp từ để nấu nướng, nhiều người cho rằng nên ngắt điện ngay lập tức để tiết kiệm điện, ngăn cháy nổ. Tuy nhiên, theo EVN khuyến cáo, hành động rút điện, ngắt điện của bếp từ ngay sau khi nấy nướng thì quạt tản nhiệt của bếp cũng ngừng hoạt động ngay. Điều này khiến cho quá trình làm mát của bếp chậm lại. Như vậy, các bộ phận của bếp không được làm mát phù hợp, giảm tuổi thọ của các linh kiện.
Do đó, hãy đợi cho đến khi quạt tản nhiệt dừng chạy rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo bếp dùng được bền hơn.
Sau khi tắt bếp, bạn nên chờ thêm khoảng 10-15 phút để đảm bảo quạt tản nhiệt của bếp từ đã hoạt động đúng chức năng rồi mới rút nguồn điện. Điều này đảm bảo các linh kiện bên trong bếp được làm mát hoàn toàn. Khi không còn nghe thấy tiếng quạt tản nhiệt chạy, đó là lúc thích hợp để rút điện/ngắt điện bếp từ.
Những sai lầm khiến bếp từ mất an toàn
1. Bật bếp liên tục trong thời gian dài: Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas. Nếu bạn sử dụng bếp liên tục trong thời gian dài sẽ rất dễ gây quá tải, nứt mặt bếp cũng như hỏng hóc linh kiện của bếp. Việc sử dụng "quá mức" này cũng làm giảm tuổi thọ của bếp từ đáng kể.
Theo EVN khuyến cáo, bạn nên tắt bếp từ vài phút sau khi nấu 1 món ăn rồi mới tiếp tục nấu món khác để tránh bếp bị quá tải.
2. Đặt bếp ở vị trí quá kín: Nhiều người thừng tận dụng tối đã khoảng trống trong bếp, đặt bếp từ bên cạnh nhiều đồ dùng khác khiến luồng khí lưu thông tản nhiệt bị hạn chế. Điều này khiến các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp, ảnh hưởng đến các bộ phận, chi tiết của bếp, lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch điện, hỏng hóc.
3. Không vệ sinh bếp: Các loại bếp điện từ có thiết kế nhỏ gọn và dễ vệ sinh hơn các loại bếp truyền thống. Tuy nhiên, như vậy lại khiến nhiều người chủ quan, ít có thói quen vệ sinh, bảo dưỡng bếp cẩn thận. Ngoài ra, mặt bếp nếu ẩm ướt và dính dầu mỡ rất dễ bị rạn nứt nếu hoạt động ở nhiệt độ cao.
Bạn nên vệ sinh bếp từ thường xuyên bằng khăn ẩm, mềm, sau đó lau khô, sạch. Tuyệt đối tránh dùng các dụng cụ sắc, nhọn như bàn chải, giấy nhám cọ rửa bếp từ vì có thể làm hỏng bề mặt bếp.
4. Không sử dụng bếp thường xuyên: Bếp từ không được sử dụng thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập, khiến các bản mạch của thiết bị dễ bị chập cháy. Bếp từ nên được sử dụng thường xuyên để có tuổi thọ bền lâu hơn.
5. Nhấn nút điều khiển sai cách: Nhiều người không chú ý khi nhấn nút điều khiển bếp từ bằng nhiều ngón tay. Sử dụng hai hay nhiều ngón tay để nhấn nút điều khiển bếp từ dễ khiến bếp bị loạn chức năng, dễ bị lỗi.
6. Dùng bếp với công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình sử dụng: Công suất tiêu thụ điện của bếp từ thường ở mức 1800~2200 W. Vì thế, hệ thống dây điện nối với bếp cũng cần chịu được công suất tương ứng. Nếu bạn dùng một bảng điện để cắm chung các thiết bị như bếp từ, nồi cơm điện, tủ lạnh… thì tình trạng quá tải dễ xảy ra, dẫn đến chập cháy đường dây, nguy cơ hỏa hoạn.
Chính vì vậy, khi mua bếp bạn cần kiểm tra xem công suất của thiết bị này có phù hợp với điện áp của gia đình hay không. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện nguồn điện chập chờn, hãy tắt ngay bếp từ để tránh ảnh hưởng tới các thiết bị khác trong nhà. Chập điện do quá tải là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ cháy nổ bếp từ mà nhiều người chủ quan không để ý.
Lưu Ly (Tổng hợp)