Nắm giữ trên 50% vốn của FPT Telecom, cổ đông nhà nước sắp nhận về 1.250 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng

16/04/2025 15:50 PM | Công nghệ

FPT dù chỉ đang là cổ đông lớn thứ 2 của FPT Telecom sau SCIC nhưng đang giữ vai trò là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát hoạt động.

Nắm giữ trên 50% vốn của FPT Telecom, cổ đông nhà nước sắp nhận về 1.250 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng- Ảnh 1.

CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, UPCoM: FOX) vừa công bố về việc trả cổ tức đợt 2 bằng tiền mặt năm 2024 ở mức 3.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, thời gian chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức là ngày 28/04/2025. Dự kiến thời gian chi trả cổ tức là ngày 06/06.

Trước đó, FPT Telecom công bố sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2024 với tỷ lệ 2.000 đồng vào ngày 30/5 theo danh sách cổ đông đã chốt ngày 17/3.

Như vậy, với hơn 492,5 triệu cổ phiếu lưu hành, FPT Telecom dự kiến chi gần tiếp gần 1.500 tỷ đồng cổ tức cho đợt này và tính chung cả 2 đợt là 2.500 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ đông của FPT Telecom hiện ghi nhận cổ đông lớn nhất là Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang nắm giữ 247 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ sở hữu là trên 50%. Như vậy tới đây, SCIC sẽ nhận về hơn 1.250 tỷ đồng.

Đứng thứ 2 là FPT, sở hữu 45,66% vốn. Phần còn lại chủ yếu thuộc về cán bộ nhân viên công ty cùng bên liên quan.

Dù không nắm tỷ lệ sở hữu đa số nhưng FPT hiện ghi nhận FPT Telecom là công ty con do FPT có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng Quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của FPT Telecom và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của FPT Telecom. Do đó, Công ty có quyền kiểm soát đối với FPT Telecom và ghi nhận là công ty con.

Nắm giữ trên 50% vốn của FPT Telecom, cổ đông nhà nước sắp nhận về 1.250 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng- Ảnh 2.

Bên cạnh việc thanh toán cổ tức tiền mặt, FPT Telecom cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần với tỷ lệ 50% (10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 5 cổ phiếu mới).

Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của FPT Telecom sẽ tăng từ 4.925 tỷ đồng lên gần 7.388 tỷ đồng. Kế hoạch này dự kiến thực hiện trong năm 2025.

Nắm giữ trên 50% vốn của FPT Telecom, cổ đông nhà nước sắp nhận về 1.250 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng- Ảnh 3.

Năm 2025, FPT Telecom đặt mục tiêu doanh thu 19.900 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2024, trong đó doanh thu mảng viễn thông dự kiến 19.100 tỷ đồng, phần còn lại đến từ doanh thu nội dung số. Lãi trước thuế kỳ vọng đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 17%, nếu hoàn thành sẽ thiết lập mức kỷ lục mới về doanh thu và lợi nhuận.

Cũng trong năm 2025, FPT Telecom dự kiến đầu tư 3.840 tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng - trong đó, các dự án thông thường chiếm 2.790 tỷ đồng, còn lại 1.050 tỷ đồng dành cho các dự án trọng điểm như Trung tâm dữ liệu quận 9 (500 tỷ đồng), FTEL Tower Tân Thuận (100 tỷ đồng), Trung tâm dữ liệu HN03 (70 tỷ đồng), tuyến cáp quang biển ALC (170 tỷ đồng) và tuyến cáp quang biển SJC2 (210 tỷ đồng).

Năm 2024, FPT Telecom ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.610 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2023 và bằng 100,1% kế hoạch để ra và lợi nhuận trước thuế đạt 3.588 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước; EPS đạt 5.119 đồng/cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch ngày 16/4, trong khi FPT giảm sàn, cổ phiếu FOX tăng 4% lên 95.500 đồng/cp đưa giá trị vốn hóa lên hơn 47.000 tỷ đồng.

Nắm giữ trên 50% vốn của FPT Telecom, cổ đông nhà nước sắp nhận về 1.250 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, thêm 50% cổ phiếu thưởng- Ảnh 4.

Theo Thu Phương

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).