Muốn thành công trong kinh doanh, đừng bỏ qua 3 bài học quan trọng của CEO công ty bán lẻ lớn nhất Việt Nam

03/05/2021 08:43 AM | Kinh doanh

Nếu suy nghĩ rộng hơn, 3 phẩm chất với một CEO ngành bán lẻ mà ông Hiểu Em nhắc đến cũng chính là những thứ quyết định đến thành công trong công việc kinh doanh cũng như cuộc sống.

Vượt qua cái bóng tiền nhiệm

Nhắc đến doanh nhân Đoàn Văn Hiểu Em, mọi người đều biết ông là người Việt Nam trẻ nhất giữ vị trí Tổng giám đốc của một công ty tỷ đô: Thế Giới Di Động. Vượt qua cái bóng quá lớn của ông Nguyễn Đức Tài và Trần Kinh Doanh, sau 2 năm CEO sinh năm 1984 đã giúp Thế Giới Di Động gặt hái được những thành tích lớn nhất lịch sử.

Theo chia sẻ của ông Hiểu Em trên báo chí mới đây, doanh thu 2 chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh tăng lên gấp đôi sau khi ông ngồi lên ghế nóng. Thị phần cũng mở rộng gấp đôi. Hiện nay thị phần của công ty này là 45% với điện máy và 50% với điện thoại. Kết thúc năm 2021, Thế giới di động đặt mục tiêu doanh thu xấp xỉ 6 tỷ đô. Đến 2022, kỳ vọng đạt doanh thu 8 tỷ đô la.

Khởi động từ đầu năm 2019, đến năm 2020, chỉ trong vòng 12 tháng, công ty này đã bán ra được hơn 1,2 triệu chiếc, mang về gần 1.500 tỷ doanh thu và chiếm ngay 50% thị phần chỉ sau hơn 1 năm triển khai. Hay việc gia tăng điểm bán laptop, mở ra những "trung tâm" laptop khủng cũng giúp ngành hàng này mang về doanh thu 3.500 tỷ đồng trong năm 2020.

Chính ông Nguyễn Đức Tài từng đưa ra lời khen với vị CEO trẻ tuổi này. Trong một cuộc họp kinh doanh kỷ niệm 13 năm thành lập Thế giới di động, ông Tài khẳng định: "Nếu còn ở vị trí này, có lẽ tôi đã không làm được những việc mà Hiểu Em và đội ngũ đã làm được".

Vị CEO trẻ tuổi này có những đặc điểm tính cách như nào để làm được điều này? Trên quan điểm cá nhân, ông Hiểu Em cho rằng để làm CEO của ngành bán lẻ cần 3 phẩm chất:

"Trước hết, phải xác định chúng ta bán những cái khách hàng đang cần để mua sự hài lòng của khách hàng chứ không phải kinh doanh cái mà bạn đang thích.

Thứ hai, đã làm cái gì thì làm cho tới nơi, tới chốn, kinh doanh bán lẻ hay làm bất kỳ ngành nghề nào cũng thế, chỉ có sắn tay vô làm mới trả lời được hết những câu hỏi mà lẽ ra nó chỉ nằm trên bàn giấy.

Cuối cùng, đã làm thì đừng sợ thất bại, vì nó là một phần để cuộc chơi trở thú vị hơn. Không có sự học nào mà không phải tốn học phí cả. Quan trọng các bạn chọn con đường ngắn nhất để chạm đến thành công với mức học phí thấp nhất mà thôi.

Đối với Hiểu Em cũng vậy. Năm nay 37 tuổi, tôi nghĩ đây là thời gian vàng để phát triển sự nghiệp. Và tôi rất sẵn sàng "say yes" với các đề nghị mà HĐQT và BGĐ đã tin tưởng và giao phó."

(Thúy- bài 4) Muốn thành công trong kinh doanh, đừng bỏ qua 3 bài học quan trọng của CEO 8X của công ty bán lẻ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Ba bài học từ CEO Đoàn Văn Hiểu Em

Nếu suy nghĩ rộng hơn, 3 phẩm chất mà ông Hiểu Em nhắc đến cũng chính là những thứ quyết định đến thành công trong công việc kinh doanh cũng như cuộc sống.

Bài học thứ 1 chính là triết lý kinh điển trong kinh doanh: Khách hàng luôn đúng. Điều này còn được gọi là "nguyên tắc số một" của việc thỏa mãn khách hàng. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế thị trường mà khách hàng là trung tâm. Chưa bao giờ khách hàng có nhiều thông tin và nhiều quyền lực như vậy. Thậm chí các công ty, dù lớn dù nhỏ, phải suy nghĩ ngày đêm về làm sao để làm hài lòng khách hàng nhanh hơn, tốt hơn, và rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Những công tốt nhất ở Mỹ, và trên toàn thế giới, được xây dựng trên lý luận này. Họ có một nỗi ám ảnh với dịch vụ khách hàng. Họ đang không ngừng tìm kiếm những cách thức để làm hài lòng khách hàng tốt hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào và thậm chí tốt hơn chính bản thân họ so với việc làm thỏa mãn khách hàng trước đây. Trong mọi nền công nghiệp, những công ty thành công nhất là những công ty coi khách hàng của mình là những ông vua bà chúa và việc làm thỏa mãn khách hàng là lực đẩy đối với tất cả những hoạt động của họ.

Bài học thứ 2 cho thấy thực tế chứng minh rằng thị trường trả những đền đáp và những phần thưởng xuất sắc cho sự thực hiện xuất sắc, các sản phẩm xuất sắc, và các dịch vụ xuất sắc.

Thị trường trả những phần thưởng trung bình cho sự thực hiện trung bình và những phần thưởng dưới trung bình sự thực hiện dưới trung bình.

Thị trường chính là người đốc công. Nó luôn công bằng. Nó luôn hợp lý. Thị trường luôn phản ánh những đánh giá thực sự của khách hàng vì những đánh giá đó được thể hiện trong hành vi mua. Nó luôn thưởng cho những ai phục vụ nó bằng hàng hóa và dịch vụ nó muốn ở các mức giá nó sẵn sàng trả, và nó luôn trừng phạt những công ty nào từ chối làm điều đó bằng cách là từ chối những gì công ty đó đưa ra.

Bài học thứ 3 nhấn mạnh lòng can đảm của một nhà lãnh đạo. Glenn Ford, một nam diễn viên, có lần nói, "Nếu bạn không làm điều mà bạn sợ, thì sự sợ hãi sẽ kiểm soát cuộc sống của bạn."

Hai chướng ngại vật lớn nhất chắn ngang trên con đường thành công và năng lực cá nhân đó là sợ thất bại và sợ phê bình. Nhưng mọi thành công vĩ đại đều đến sau rất nhiều thất bại và vô số những phê bình. Đó là những bài học bạn học từ những thất bại này và khả năng của bạn vượt lên trên những phê bình này sẽ giúp bạn đạt được thành công về lâu về dài.

Thomas J. Watson Sr., người sáng lập IBM, từng nói: "Nếu bạn muốn thành công nhanh hơn, bạn phải tăng gấp đôi tỉ lệ thất bại của mình. Thành công nằm ở mặt bên kia của thất bại."

Hãy tạo ra thói quen đối mặt với những sợ hãi của bạn. Nếu có bất cứ vấn đề thì trong cuộc sống của bạn gây cho bạn lo lắng, hãy xem nó như một thách thức cá nhân và quyết tâm xử lý nó. Như Emerson đã viết, "Hãy làm những điều mà bạn sợ và chắc chắn sợ hãi sẽ bị diệt vong."

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM