Muốn được đối tác và đồng nghiệp yêu mến, bạn chỉ cần trả lời 2 câu hỏi sau

16/05/2016 09:16 AM | Công nghệ

Người ta thường sẽ có cảm nhận (thiện cảm/ác cảm) về người mới gặp mặt chỉ ít phút sau khi gặp gỡ lần đầu. Vậy đâu là bí mật để tạo ra thiện cảm?

Amy Cuddy, giáo sư tâm lý học tại Havard Business School (trường kinh doanh Havard) cùng 2 đồng nghiệp là Susan Fiske và Peter Glick đã cùng nhau thực hiện một công trình nghiên cứu trong hơn 15 năm qua để tìm ra cách mà con người đánh giá người khác chỉ vài phút sau khi gặp mặt.

Qua đó, nhóm này cho rằng, chúng ta đánh giá (có cảm nhận) về người khác sau những phút đầu tiên gặp mặt thông qua việc trả lời 2 câu hỏi sau:

1. Tôi có thể tin tưởng con người này không?

2. Tôi có thể tôn trọng người này không?

Các nhà tâm lý học này quy việc trả lời 2 câu hỏi trên về 2 phạm trù: sự nồng ấm, chân thành và khả năng làm việc. Về cơ bản, để tạo ấn tượng tốt với những người mới gặp, bạn nên thể hiện được cả 2 điều này ngay từ những giây phút đầu tiên.

Tuy nhiên, trong môi trường làm việc, người ta thường đánh giá cao yếu tố thứ 2: khả năng làm việc, hơn là yếu tố chân thành.

Còn trong các trường hợp khác, sự chân thành, đáng tin cậy là yếu tố hàng đầu để có một ấn tượng tốt trong mắt người khác.

Các nhà khoa học Havard này cho hay, xét về khía cạnh tiến hóa, con người coi trọng việc tồn tại hơn và do đó, họ muốn làm việc với các đối tác đáng tin cậy và chân thành, hơn là những người giỏi chuyên môn mà sẵn sàng phản bội.


Người chân thành và nhiệt tình dễ đạt được thiện cảm hơn những người chỉ đơn thuần giỏi chuyên môn.

Người chân thành và nhiệt tình dễ đạt được thiện cảm hơn những người chỉ đơn thuần giỏi chuyên môn.

Tương tự như người tối cổ. Rõ ràng để đánh đổi lấy một kẻ giỏi săn bắn, giỏi nhóm lửa nhưng sẵn sàng cướp đồ ăn và giết gia đình của bạn, thì họ sẽ chọn người không giỏi bằng nhưng đồng thời cũng không đe dọa tới sự sinh tồn của gia đình họ.

Quay lại với môi trường làm việc, Amy Cuddy cho hay, năng lực làm việc tuy được đánh giá cao hơn, nhưng cũng cần có yếu tố niềm tin hỗ trợ. Quá tập trung vào việc thể hiện khả năng của bạn, đôi khi lại tạo ra ấn tượng ngược lại - quá nhiều tham vọng, thiếu độ tin cậy.

Nghiên cứu các ứng viên học MBA tại Havard cũng cho thấy rằng, một người quá thông minh và khả năng làm việc quá tốt thường để lại ấn tượng thiếu thân thiện trong mắt người khác.

Cuddy kết luận: tỏ ra quá tài giỏi mà thiếu thân thiện, có thể khiến người xung quanh cảm thấy bạn đáng ngờ, hơn là thán phục bạn. Ngược lại, một người nhiệt tình và chân thành sẽ dễ dàng chứng minh khả năng của họ mang lại nhiều lợi ích, chứ không phải một mối đe dọa.

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM