Mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ có thể xuyên thủng bong bóng Bitcoin?

04/03/2021 10:00 AM | Công nghệ

Quá trình khai thác đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều năng lượng và ngày càng có nhiều người nhận thức được quy mô tác động đến môi trường của Bitcoin.

Sự ủng hộ của Elon Musk đã góp phần đẩy giá Bitcoin lên hơn 58.000 USD tại một thời điểm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nhận thức được quy mô tác động đến môi trường của Bitcoin, từ đó tác động tiêu cực đến CEO Tesla.

Mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ có thể xuyên thủng bong bóng Bitcoin? - Ảnh 1.

Musk kiếm được hơn 900 triệu đô la lợi nhuận trên giấy sau khi đầu tư vào Bitcoin.

Gần đây, việc tiêu thụ năng lượng của việc khai thác Bitcoin đã dẫn đến những lời chỉ trích gay gắt từ một số người, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Biden đã mô tả Bitcoin là "một cách giao dịch cực kỳ kém hiệu quả" và nói rằng "năng lượng tiêu thụ để xử lý các giao dịch này là đáng kinh ngạc".

Vẫn chưa rõ Bitcoin tiêu thụ bao nhiêu năng lượng vì tiền điện tử rất khó theo dõi bằng thiết kế. Nhưng chắc chắn rằng các “mỏ” tiến hành khai thác Bitcoin tiêu thụ rất nhiều điện. Kết quả tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Thay thế (CCAF) của Đại học Cambridge cho thấy, tổng mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của Bitcoin dao động từ 40 đến 445 terawatt giờ (TWh, 1 terawatt giờ là 100 triệu kWh), ước tính trung bình vào khoảng 130 TWh. Ở Vương quốc Anh, mức tiêu thụ điện hàng năm là hơn 300 TWh, trong khi ở Argentina gần tương đương với ước tính trung bình của CCAF về Bitcoin.

Hầu hết lượng điện được sử dụng trong khai thác Bitcoin đến từ những nguồn ô nhiễm. Nhóm CCAF đã điều tra việc sử dụng năng lượng của các “mỏ” Bitcoin trên khắp thế giới và phát hiện ra rằng khoảng 2/3 trong số đó đến từ nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ blockchain hỗ trợ tiền điện tử đòi hỏi khả năng tính toán mạnh mẽ trong thiết kế, đồng nghĩa với việc tiêu thụ năng lượng rất lớn.

Mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ có thể xuyên thủng bong bóng Bitcoin? - Ảnh 2.

Hầu hết năng lượng để khai thác Bitcoin đến từ nhiên liệu hóa thạch.

"Khai thác" dựa trên một mạng máy tính khổng lồ và phi tập trung. Đây là một cách để thu được tiền điện tử Bitcoin và được đặt tên vì nguyên tắc tương tự như hoạt động khai thác khoáng sản. Thiết bị máy tính được sử dụng để "khai thác" được gọi là "máy khai thác" và những người tham gia được gọi là "thợ đào" bitcoin. Họ không chỉ có thể tạo bitcoin mới mà còn xác minh và ghi lại mọi giao dịch bitcoin một cách độc lập.


Trên thực tế, Bitcoin là phần thưởng mà các thợ đào lưu giữ hồ sơ chính xác của mọi giao dịch. Gina Pieters, giáo sư kinh tế tại Đại học Chicago và là nhà nghiên cứu của nhóm nghiên cứu CCAF, giải thích rằng điều này giống như một cuộc chơi xổ số kéo dài 10 phút. Các trung tâm xử lý dữ liệu trên khắp thế giới cạnh tranh để biên dịch và gửi hồ sơ giao dịch một cách có hệ thống, họ cũng phải đoán một số ngẫu nhiên. Người đầu tiên gửi hồ sơ giao dịch và những con số chính xác sẽ giành được giải thưởng, đây sẽ trở thành khối tiếp theo của blockchain. Sau khi kết thúc “rút thăm” lần này, một số mới được tạo ra và toàn bộ quá trình sẽ bắt đầu lại.

Giáo sư Pieters tuyên bố rằng giá Bitcoin càng cao thì càng có nhiều thợ đào muốn tham gia. “Họ muốn kiếm tiền”, cô nói. “Điều này khuyến khích họ đưa vào ngày càng nhiều máy móc mạnh hơn để đoán con số ngẫu nhiên này, từ đó tăng mức tiêu thụ năng lượng”. Ngoài ra, có một yếu tố khác thúc đẩy sự gia tăng liên tục trong mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin. Vì chương trình được thiết kế đảm bảo rằng luôn mất 10 phút để hiểu câu đố, nếu số lượng thợ đào tăng lên, câu đố sẽ trở nên khó hơn và đòi hỏi nhiều khả năng tính toán hơn.

Do đó, Bitcoin thực sự được thiết kế để khuyến khích công việc tính toán nhiều hơn. Triết lý của Bitcoin là càng nhiều máy tính cạnh tranh để duy trì chuỗi khối, thì chuỗi khối sẽ càng trở nên an toàn hơn. Bởi vì bất kỳ ai cố gắng phá hủy đồng tiền ảo này ít nhất phải có sức mạnh tính toán tương đương tổng sức mạnh tính toán của những người khai thác khác. Điều này nghĩa là khi giá trị của Bitcoin ngày càng cao, công việc tính toán được sử dụng để xác minh và duy trì, cũng như năng lượng mà nó tiêu thụ, chắc chắn sẽ tăng lên.

Mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ có thể xuyên thủng bong bóng Bitcoin? - Ảnh 3.

Mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin vượt quá hơn một nửa số trung tâm dữ liệu trên thế giới

Người ta ước tính rằng họ có thể thực hiện 16 tỷ phép tính mỗi giây. Chuyên gia Bitcoin Alex de Vries, người sáng lập Digiconomist, cho rằng khối lượng công việc tính toán lớn như vậy chính là “gót chân Achilles” của loại tiền mã hóa này. De Vries tin rằng khai thác Bitcoin đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, điều này cũng gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô.


Ông suy đoán: "Nếu Bitcoin được chấp nhận làm tiền tệ dự trữ toàn cầu, giá Bitcoin có thể lên đến hàng triệu USD và số tiền do các mỏ này sở hữu sẽ vượt quá toàn bộ ngân sách liên bang (Mỹ) dành cho tiền điện tử". Đối với Bitcoin, "chúng ta sẽ phải tăng gấp đôi sản lượng năng lượng toàn cầu”, Alex de Vries nói thêm.

Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard và là cựu nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định: "Trên thực tế, Bitcoin không được sử dụng nhiều trong nền kinh tế pháp luật hiện giờ. Đúng, một người giàu bán nó cho một người giàu khác, nhưng đây không phải là mục đích sử dụng cuối cùng. Nếu không có những công dụng này, Bitcoin không có tương lai lâu dài". Nói cách khác, Bitcoin hầu như chỉ tồn tại như một công cụ đầu cơ.

Vậy, bong bóng Bitcoin có sắp vỡ? “Đây là dự đoán của tôi,” Giáo sư Rogoff nói, “nhưng tôi thực sự không thể nói khi nào nó sẽ diễn ra”.

Điệp Lưu

Cùng chuyên mục
XEM