Một số trường đại học đòi cấm PowerPoint vì nó làm sinh dốt hơn, thầy giáo thì chán nản
Chẳng ai dám khẳng định rằng xem giảng viên đọc hàng trăm slide PowerPoint sẽ khiến bạn thông minh hơn.
Một số trường đại học đòi cấm PowerPoint vì nó làm sinh dốt hơn, thầy giáo thì chán nản. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học sẽ không thực hiện điều này vì họ không đánh giá sự thành công dựa trên bao nhiêu kiến thức sinh viên học được mà dựa trên các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên...
PowerPoint có gì sai?
Phụ thuộc quá nhiều vào các slide khiến sinh viên nghĩ rằng việc đọc sách, lên lớp, ghi chép và làm bài tập về nhà chẳng còn ý nghĩa gì. Các bài học được xây dựng xung quanh những slide nên khiến sinh viên tự huyễn hoặc rằng họ có thể thành thạo mọi kỹ năng và biết mọi kiến thức mà không cần độc sách, báo và các nghiên cứu.
Kính ảnh phim đèn chiếu qua đầu
Một nghiên cứu cho thấy sinh viên thích PowerPoint hơn kính ảnh phim đèn chiếu qua đầu (overhead transparencies). Nhưng PowerPoint lại không giúp tăng trình độ của sinh viên trong khi overhead transparencies được đánh giá là một công cụ giảng dạy đặc biệt hiệu quả.
Nghiên cứu này cũng so sánh phương pháp giảng dạy dựa trên các slide và các phương pháp khác như học theo vấn đề, sinh viên phát triển kiến thức và các kỹ năng bằng cách đối mặt với những thách thức và vấn đề thực tế.
PowerPoint gây hại cho giáo dục vì ba lý do chính:
- Slide không kích thích sinh viên phát triển tư duy phức tạp. Slide khuyến khích giáo viên trình bày các vấn đề phức tạp bằng các điểm nhấn, các khẩu hiệu, các con số trừu tượng và các bảng biểu được đơn giản hóa với rất ít bằng chứng. Do vậy, chúng không kích thích sinh viên có suy nghĩ phân tích sâu về những tình huống phức tạp, không rõ ràng bởi gần như không thể diễn tả một tình trạng nhập nhằng phức tạp trên slide. Điều này khiến sinh viên luôn sống trong ảo ảnh của sự rõ ràng và sự hiểu biết, không thực sự hiểu sâu được vấn đề.
- Khi mọi khóa học đều dựa trên slide, sinh viên nghĩ rằng tất cả mọi thứ của khóa học đều phải được đưa vào slide. Những giáo viên giỏi, người đưa các biểu hiện phức tạp và mơ hồ của thực tế vào slide bị sinh viên chỉ trích vì slide khó hiểu, không rõ ràng. Trong khi các giáo viên tránh đưa những điểm nhấn vào slide đồ họa lại bị chỉ trích vì không cung cấp những ghi chú hợp lý.
- Sinh viên lầm tưởng rằng họ có thể tìm kiếm mội thứ cho các dự án, kiểm tra và bài tập trên slide. Họ cho rằng việc gì phải đọc sách hoặc lên lớp nghe giảng khi mà chỉ cần ở nhà đọc slide vẫn có thể đạt điểm A.
Đánh giá dựa trên những điều không đúng đắn
Tại sao slide lại phổ biến dù chẳng có gì hữu ích?
Các trường đại học thường đánh giá sự hài lòng chứ không xét học lực của sinh viên. Và vì sinh viên thích PowerPoint nên nó vẫn tồn tại trong các trường đại học bất chấp hiệu quả giáo dục nghèo nàn của nó.
Các bệnh viện tính toán tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Các tập đoàn đánh giá doanh thu và lợi nhuận. Các chính phủ đánh giá tình trạng thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội. Ngay cả các trang web cũng đánh giá lượng người truy cập, người đọc dựa theo bài viết và tác giả. Nhưng các trường học lại không đánh giá học lực của sinh viên.
Các kỳ thi, bài tập và dự án theo nhóm chỉ được dùng để đnáh giá kiến thức và khả năng. Học lực là sự thay đổi trong cả kiến thức và kỹ năng do vậy nó cần được đánh giá, theo dõi theo thời gian.
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ phát hiện ra rằng một phần ba sinh viên đại học tại Mỹ không có cải tiến đáng kể nào trong học lực sau khi theo học bốn năm tại các trường đại học.
Họ đánh giá sinh viên mới vào trường, đang theo học và mới tốt nghiệp bằng Collegiate Learning Assessment, một công cụ kiểm tra kỹ năng. Các kỹ năng được đánh giá gồm khả năng lý luận phân tích, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và viết.
Để đánh giá nghiêm ngặt các phương pháp giảng dạy khác nhau, các trường đại học nên thử nghiệm phương thức đánh giá sinh viên như trên. Chúng ta có thể xác định được số lượng các mối quan hệ giữa việc sử dụng PowerPoint và học lực. Chúng ta cũng có thể điều tra hàng chục mối tương quan của học lực và cuối cùng xác định xem những gì có ích và những gì không có ích.
Nhưng đáng buồn là nhiều phương thức tăng học lực lại khiến sự hài lòng của sinh viên giảm đi và ngược lại. Vòng xoáy của kỳ vọng thấp, lười làm việc và học lực thấp sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào các trường đại học ngừng đặt sự hài lòng của sinh viên lên trên học lực.