Một nước gần Việt Nam có GDP bình quân đầu người cao "ngất ngưởng" mà vẫn còn tiếp tục tăng cao, cá biệt có năm tới 33%

14/05/2024 13:23 PM | Kinh tế vĩ mô

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình 10 năm trở lại đây của quốc gia này vẫn đạt gần 5%/năm.

Theo dữ liệu từ IMF, năm 2023, xét 6 quốc gia có quy mô kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (ASEAN-6) thì Singapore đang là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất với mức 84.730 USD/người, đứng đầu khu vực và nằm trong top 5 toàn cầu.

Malaysia đứng thứ hai trong nhóm ASEAN-6 với 12.570 USD/người, Thái Lan đứng thứ ba với 7.340 USD/người.

Các quốc gia còn lại có GDP bình quân đầu người dưới 5.000 USD/người, lần lượt là Indonesia (4.940 USD/người), Việt Nam (4.320 USD/người) và Philippines (3.870 USD/người).

Nếu tính trung bình 10 năm trở lại đây (2014-2023), tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Việt Nam cao nhất nhóm với 6%/năm. Nhưng đáng ngạc nhiên là dù đã có GDP bình quân đầu người ở mức rất cao thì Singapore vẫn duy trì được tốc độ tăng trung bình lên tới 5%/năm.

Cá biệt, theo dữ liệu IMF, năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng tới 33% so với năm trước, hồi phục từ mức giảm 9% của năm 2020. Năm 2021 cũng là năm quy mô kinh tế của Singapore đạt mức tăng trưởng kỷ lục trên 7%, mạnh nhất kể từ năm 2010.

Sang năm 2022, GDP bình quân đầu người Singapore vẫn tiếp tục tăng 11% và chỉ mới chững lại từ năm 2023, giảm nhẹ 4%.

Các quốc gia còn lại trong nhóm có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình thấp hơn lần lượt là Indonesia và Philippines (khoảng 3%/năm) sau đó là Malaysia và Thái Lan (2%/năm).

Là một cảng nước sâu quan trọng và một trung tâm giao thương quốc tế, Singapore còn có chính sách kinh tế mở cửa và thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư và hoạt động kinh doanh. Sự ổn định chính trị và pháp luật cũng làm tăng tính hấp dẫn của Singapore đối với các nhà đầu tư. Singapore cũng duy trì mức thuế thấp so với nhiều quốc gia khác.

Đất nước này đang sở hữu hàng loạt tập đoàn hàng đầu DBS Group Holdings (tập đoàn ngân hàng hàng đầu ở Singapore và khu vực Đông Nam Á), Singapore Telecommunications Limited (Singtel, viễn thông), Jardine Matheson Holdings (đa ngành), United Overseas Bank Limited (UOB, ngân hàng), Singapore Airlines Limited (SIA, hãng hàng không chất lượng hàng đầu thế giới)...

Ngoài hệ thống tài chính và logistic hiện đại và phát triển, bao gồm các ngân hàng, trung tâm tài chính, cảng biển và sân bay quốc tế, Singapore cũng không ngừng thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và sáng tạo thông qua việc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và công nghệ mới. Điều này giúp Singapore duy trì sự cạnh tranh và tiếp tục phát triển trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tiếp tục phát triển, Singapore có thể sẽ phải đối mặt thách thức và giải quyết các vấn đề về môi trường, giao thông và chất lượng cuộc sống, cũng như các thay đổi về mặt chính trị.


Theo Thái Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

VN-Index giảm sâu, nhà đầu tư lại trấn an nhau: "Anh chỉ mất khi anh bán, chưa bán thì chưa mất gì cả"

Đã có những nhà đầu tư cắt lỗ tại giá sàn, nhưng ngược lại cũng có những nhà đầu tư vẫn nắm giữ cổ phiếu, tin tưởng thị trường sẽ sớm hồi phục.

Quyền lực của Elon Musk: X được Nhà Trắng giới thiệu, hàng loạt cơ quan lập tài khoản, trở thành phương tiện truyền thông chính phủ

Nhà Trắng đã bố trí một vị trí cho "Phương tiện truyền thông mới" (New Media) cho John Stoll, người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc tin tức tại Twitter-X.

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Cổ đông lo ngại chia cổ tức tiền mặt liên tục trong 6 năm sẽ "mất đi một ngân hàng ACB như hiện tại", Chủ tịch Trần Hùng Huy nói gì?

Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết trong nhiều năm qua, rất nhiều cổ đông đã kiến nghị việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây được coi là bài toán để hài hòa lợi ích của các bên.