Món ăn ngon, bổ, rẻ quen thuộc với người Việt nhưng "kẻ thù" của người bệnh thận

04/04/2025 07:00 AM | Sức khỏe

Mặc dù bánh mì là món ăn quen thuộc, giá cả phải chăng, nhưng đối với người mắc bệnh thận, việc tiêu thụ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bánh mì là món ăn phổ biến trên thế giới và dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Dưới đây là những người không nên ăn bánh mì.

Người có vấn đề về thận

Bánh mì chứa một lượng muối nhất định, có thể gây hại cho thận. Đối với những người bị bệnh thận mãn tính, chức năng thận đã suy giảm, việc tiêu thụ muối càng trở nên nguy hiểm hơn. Thận không thể loại bỏ muối hiệu quả, dẫn đến tích tụ muối trong cơ thể. Điều này có thể gây ra phù nề, tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh thận.

Món ăn ngon, bổ, rẻ quen thuộc với người Việt nhưng "kẻ thù" của người bệnh thận- Ảnh 1.

Bánh mì chứa một lượng muối nhất định, có thể gây hại cho thận.

Người bị thừa cân, béo phì

Trang web Hellobacsi khuyến cáo, mặc dù bánh gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, ăn kiêng thì hãy loại bánh mì ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Người tiêu hóa kém, táo bón

Trong thành phần của bánh mì có gluten gây khó tiêu cho con người. Chính vì vậy nếu bạn tiêu hóa kém hoặc đang táo bón thì không nên ăn nhiều bánh mì. Đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người già thì càng không nên ăn nhiều bánh mì, bởi thường gây rối loạn tiêu hóa không tốt cho sức khẻo về sau. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên thay đổi khẩu vị trong món ăn.

Người có vấn đề về đường huyết

Bánh mì trắng có chỉ số đường huyết (GI) cao, làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế bánh mì trắng và thay thế bằng bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì đen, có GI thấp hơn. Tương tự như bệnh tiểu đường, người có tình trạng kháng insulin cũng nên hạn chế bánh mì trắng để kiểm soát đường huyết.

Người bị tim mạch, tiểu đường

Trong thành phần dinh dưỡng của bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa và khiến cho đường huyết tăng cao.

Người có vấn đề về da

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế, có trong bánh mì trắng, có thể làm tăng tình trạng mụn trứng cá. Các nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những người tiêu thụ nhiều bánh mì trắng có xu hướng bị mụn trứng cá nặng hơn so với những người có chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế.

Món ăn ngon, bổ, rẻ quen thuộc với người Việt nhưng "kẻ thù" của người bệnh thận- Ảnh 2.

Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân.

Người đang mệt mỏi, stress

Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mì trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi của cơ thể.

Người bị dị ứng hoặc không dung nạp gluten

Một số người có thể bị dị ứng với lúa mì, một thành phần chính của bánh mì. Người không dung nạp gluten có thể gặp các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn bánh mì.

Nếu bạn bị dị ứng lúa mì hoặc không dung nạp gluten, có nhiều lựa chọn thay thế cho bánh mì có sẵn. Chúng bao gồm bánh mì không chứa gluten, bánh mì làm từ các loại ngũ cốc khác như gạo, ngô hoặc quinoa, và bánh mì làm từ các loại bột khác như bột hạnh nhân hoặc bột dừa.

Theo PV

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.