Miếng đất bỏ không 5 năm và sự "ngốc nghếch" của người Nhật Bản
Bị chê cười, nghi ngờ khi thuê một miếng đất tại Trung Quốc rồi bỏ không nó tới 5 năm, thế nhưng những gì công ty Nhật Bản làm được sau đó đã khiến tất cả phải ngỡ ngàng.
Vào đầu năm 2006, công ty Asahi Breweries của Nhật Bản cùng hợp tác với 2 công ty hàng đầu khác là Sumitomo Chemical và Itochu để đồng thuê một khu đất canh tác rộng 1.500 mẫu ở Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Hợp đồng thuê này có giá trị trong 20 năm.
Thế nhưng 5 năm sau đó, tất cả đất trồng đều bị bỏ hoang, các cây cỏ dại vẫn mọc đầy và cao. Cách trồng trọt của người Nhật Bản đã khiến nông dân Lai Dương thắc mắc, họ thậm chí còn nghi ngờ mục đích thuê miếng đất này của người Nhật Bản.
Một số người dân trong làng cho rằng công ty Nhật Bản thuê miếng đất này để khám phá những kho báu dưới lòng đất.
Trung Quốc rộng lớn là thế, tại sao công ty Nhật Bản lại chọn một mảnh đất ở Lai Dương?
Hoá ra, công ty Nhật Bản đã nghiên cứu rất nhiều nơi tại Trung Quốc, họ nhận ra rằng đây là mảnh đất hứa hẹn do độ màu mỡ, nguồn nước tốt, không ô nhiễm cũng như khu vực này cách xa các khu công nghiệp lớn. Những mảnh đất như thế rất hiếm ở Trung Quốc và mảnh đất này có thể trồng được những loại thực phẩm lành mạnh nhất.
Đây là lý do chủ yếu khiến công ty Nhật Bản chọn lựa mảnh đất này. Mặc dù vậy, người dân làng này không muốn làm nông nghiệp, họ thích ra ngoài làm ăn chứ không mãi trở thành một lão nông hàng ngày phơi lưng ngoài ruộng và có cuộc sống lam lũ.
Khu đất này ở trong tình trạng nhàn rỗi như vậy sau 5 năm, cuối cùng đã đến lúc bắt tay vào làm việc.
Việc đầu tiên họ thực hiện là chăn nuôi gia súc, chủ yếu là bò. Bò sẽ tạo ra phân, chất thải này được sử dụng để cải thiện chất lượng đất, đất này sẽ lại sản xuất ra những sản lượng cây trồng không bị ô nhiễm. Sau đó bò lại ăn cây trồng này, vì vậy sản lượng và chất lượng sữa sẽ rất cao.
Thế nhưng tại sao lại dừng sử dụng tới 5 năm? Một người có thẩm quyền cho rằng người Nhật Bản tin vào câu nói: "Trước khi trồng cây cần chăm đất, trước khi chăm sóc đất cần giáo dục con người".
Mặc dù đất ở khu vực Lai Dương rất màu mỡ, thế nhưng trải qua quá trình ngấm thuốc trừ sâu hay phân bón, chất lượng mảnh đất đã xuống cấp nhiều.
Nông dân Trung Quốc cho rằng người Nhật Bản thực sự "ngu ngốc" vì những cách làm của người Nhật tại đây kém hiệu quả hơn việc sử dụng các sản phẩm hoá chất hay những phương thức làm thông thường tại Trung Quốc.
Thế nhưng, những thứ mà người Trung Quốc không hiểu là đàn bò của người Nhật "ngu ngốc" kia còn được cho ăn tốt hơn con người, trước khi bò ăn, thức ăn đều được kiểm tra kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng sữa sản xuất ra, sữa chỉ có một chút vấn đề thôi cũng sẽ bị đổ đi không thương tiếc.
Tiếp theo khi người Nhật Bản trồng những loại cây ăn quả, họ kiên quyết không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế hoa quả hay rau do người Nhật trồng có sản lượng rất thấp, điều này khiến họ liên tục mất chi phí và trở thành trò cười cho dân làng địa phương.
Nhưng không ai có thể nghĩ rằng, sau 5 năm này người dân Trung Quốc đã phải bất ngờ!
Các công ty Nhật Bản này sản xuất ra mỗi lít sữa bò có giá 22 tệ, đắt hơn giá sữa trong nước gấp 1,5 lần. Mỗi cân dâu tây do họ sản xuất có giá 120 tệ/kg.
Nguồn nông phẩm đắt tiền này hiện nay chỉ có 10% cung cấp tới thị trường Thượng Hải và Bắc Kinh. Nhưng do giá khá đắt nên cung không đáp ứng cầu, còn lại 90% nguồn hàng họ sẽ xuất ngược về thị trường Nhật Bản.
Ngày nay, sự an toàn lương thực đã trở thành mối quan tâm hàng đầu và cũng là nỗi đau của hầu hết các quốc gia. Nó đồng thời cũng tự nhiên trở thành một cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận cho các công ty nước ngoài.
Các công ty Nhật Bản đã mất “5 năm không dùng thuốc trừ sâu” và điều đó đã không còn là một trò cười nữa.
Họ đã có một cái nhìn chính trực và tận dụng lợi thế này để tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp, giúp thúc đẩy thu nhập của nông dân và đảm bảo sự an toàn lương thực.
Khiến cho ngành nông nghiệp có thể thật sự đi con đường chân chính hơn, cải biến thật sự chất lượng cuộc sống cho người dân. Không biết sau câu chuyện này còn ai dám bảo người Nhật “ngốc” không?