Masayoshi Son mắc một sai lầm khác giống WeWork, nguy cơ mất trắng 1,5 tỷ USD

09/03/2021 14:20 PM | Kinh doanh

Danh mục đầu tư vào 164 startup của Masayoshi Son lại ghi dấu thêm 1 sai lầm nữa sau WeWork.

Tờ CNBC đưa tin, công ty dịch vụ tài chính của Anh là Greensill Capital vừa nộp hồ sơ xin vỡ nợ lên tòa án.

Các luật sư của Geensill được bắt gặp tài tòa án Anh ngày hôm thứ 2 và nói rằng công ty đã rơi vào tình trạng "kiệt quệ tài chính tồi tệ" và rằng họ không còn có khả năng trả nợ nữa. Hồ sơ nộp lên chính quyền tại Anh nhắm tới việc giúp công ty giảm nợ và tránh được việc phá sản. Công ty sẽ được bảo vệ khỏi những hành động pháp lý từ phía chủ nợ.

Greensill hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Một nhà đầu tư Mỹ là Apollo Global đang lên kế hoạch mua một phần hoạt động kinh doanh của Greensill.

Greensill trước đây từng được cựu Thủ tướng Anh David Cameron làm cố vấn, họ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân trên toàn thế giới. Công ty tuyên bố trên website của mình rằng họ "mở cửa kho vốn để thế giới có thể dựa vào đó mà hoạt động". 

Sản phẩm tài chính chủ đạo của công ty được biết đến là tài chính chuỗi cung ứng – một cách để các doanh nghiệp lớn đưa ra một phương án thanh toán thay thế hiệu quả cho các nhà cung cấp của họ.

Một công ty lớn như Telstra sẽ cung cấp cho nhà cung cấp tùy chọn – trong trường hợp này là thông qua Greensill – để nhận thanh toán sớm hơn, với chi phí chiết khấu một chút trên mệnh giá hóa đơn.

Nhà cung cấp sẽ quyết định liệu việc được thanh toán trong một tuần có giá trị hơn đối với họ hay đúng hơn là đợi trong một số trường hợp lên đến 90 ngày để nhận được toàn bộ giá trị của hóa đơn.

Như bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào cũng biết, thời hạn thanh toán là một vấn đề lớn.

Chờ đợi đến ba tháng để được thanh toán sau khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có thể gây ra áp lực lớn đối với dòng tiền. Thay vì phải vay tiền trong thẻ tín dụng của họ để duy trì hoạt động kinh doanh, nhà cung cấp có thể quyết định rằng họ nên trả một khoản phí nhỏ để được thanh toán ngay lập tức.

Với tư cách là người trung gian, Greensill mua hóa đơn từ nhà cung cấp và lần lượt nhận được toàn bộ số tiền trên hóa đơn, trong ví dụ này là Telstra, tại một điểm đã thỏa thuận trong tương lai.

Trong năm 2020, công ty này phát hành 143 tỷ USD cho trên 10 triệu khách hàng. Hay nói một cách khác, công ty đã cho khách hàng của mình, các tập đoàn lớn vay số tiền đó.

Mọi thứ trở nên rắc rối trong tuần trước khi Credit Suisse nâng các gói nợ của Greensill lên tới 10 tỷ đô la Mỹ và bán chúng cho các quỹ hưu trí, khách hàng giàu có và những người khác, đóng băng các quỹ tài chính chuỗi cung ứng của mình với lý do "những bất ổn đáng kể đối với định giá". Giám đốc tài sản GAM Holding, nguồn tài trợ chính khác của Greensill, cũng quyết định đóng chuỗi cung ứng tài chính trị giá 842 triệu GAM Greensill.

Bước đi này đã chấm dứt việc Greensill truy cập được vào các nguồn vốn chính yếu.

Greensill vốn được quỹ Vision Fund của Softbank chống lưng. Công ty của tỷ phú Masayoshi Son đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào đây trong năm 2019. Trước tình huống hiện tại của Greensill, khoản đầu tư của Softbank có nguy cơ mất trắng.

Nguồn: CNBC

Phương Linh

Từ khóa:  Masayoshi Son
Cùng chuyên mục
XEM