Masan nói về động thái hạn chế xuất khẩu nhiều loại khoáng sản sang Mỹ của Trung Quốc, đã tìm được đối tác mua 85% lượng tồn kho đồng

07/02/2025 21:25 PM | Kinh doanh

Cổ phiếu MSR đã tăng trần 2 phiên liên tiếp trên UPCoM tương đương mức tăng gần 28%, cùng sức nóng của một số công ty trong ngành khai thác khoáng sản.

Ngày 7/2, tập đoàn Masan (Masan Group, mã chứng khoán: MSN) đã tổ chức cuộc họp nhà đầu tư cho năm 2025. Câu chuyện được quan tâm lúc này với Masan High-Tech Materials (MSR) - một công ty con của Masan Group là động thái mới đây của Trung Quốc khi thông báo hạn chế xuất khẩu các khoáng sản then chốt sang Mỹ.

Cổ phiếu MSR đã tăng trần 2 phiên liên tiếp trên UPCoM tương đương mức tăng gần 28%, cùng sức nóng của một số công ty trong ngành khai thác khoáng sản ngay sau thông tin được xem như sự "trả đũa" của Trung Quốc sau các biện pháp hạn chế của Mỹ trong lĩnh vực chất bán dẫn.

Đại diện tập đoàn Masan Group cho biết, Trung Quốc cấm xuất khẩu nhiều khoáng sản quan trọng cho sản xuất công nghiệp Mỹ, trong đó có cả Vonfram và Bismuth. Công ty đang chờ đợi chỉ số giá mới xuất hiện sau lệnh cấm này, có thể sẽ có những thuận lợi mà Masan High-Tech Materials khai thác được.

"Lệnh cấm của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh Vonfram và Bismuth trên thế giới nên chúng tôi sẽ có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, cũng cần thời gian để xem lệnh cấm này có thể tác động như thế nào đến chúng tôi trong năm nay", đại diện Masan Group chia sẻ.

Thông tin tại cuộc họp cho biết, Masan High-Tech Materials cũng đã tìm được một đối tác trong nước mua 42.000 tấn đồng trong nỗ lực giải phóng hàng tồn kho đồng của công ty. Con số này tương đương 85% hàng tồn kho đồng với giá trị khoảng 50 triệu USD.

Masan High-Tech Materials ban đầu có tên gọi là CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources), năm 2020 chính thức đổi tên thành CTCP Masan High-Tech Materials, là công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan (MSN).

Quý 4/2024, Masan High-Tech Materials ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 3.868 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ nhờ giá bán của vonfram, fluorspar và đồng cao hơn so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp gần 385 tỷ đồng. Lỗ sau thuế hơn 206 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 830 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2024, Masan High-Tech Materials ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 14.336 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lỗ kỷ lục 1.587 tỷ đồng.

Theo Trọng Hiếu

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).