Lời "gan ruột" của startup viec.co về cách sinh tồn trong COVID-19: Vạch ra 2 kịch bản xấu và vô cùng xấu, đưa công ty vào chế độ "Safe Mode", chỉ làm việc gì ra Tiền mặt và Doanh thu!

07/04/2020 08:27 AM | Kinh doanh

Khi laptop bị lỗi và tắt đột ngột, Safe Mode là chế độ cứu nguy giúp máy tính khởi động lại với những dịch vụ tối thiểu để người dùng kiểm tra lỗi thiết bị. Doanh nghiệp trong khủng hoảng cũng vậy. Viec.co - quán quân Startup Việt từng khiến cả 4 cá mập Shark Tank Việt Nam "tranh giành", cho biết đã đưa DN vào chế độ Safe Mode, hiện chỉ làm những việc ra Tiền mặt và ra Doanh thu, trong đó tiền mặt được ưu tiên hơn.

Viec.co là nền tảng cung cấp nhân lực tức thời (on-demand), do hai nhân sự đời đầu của Tiki là Phan Xuân Cảnh và Nguyễn Sơn Tùng thành lập vào năm 2017. Startup này từng được 4 cá mập tranh giành đầu tư trong Shark Tank Việt Nam mùa 3, và giành giải quán quân cuộc thi Startup Việt do VnExpress tổ chức.

"Mô hình hoạt động của Viec.co giống như Grab cho nhân sự doanh nghiệp, khi cần có thể book thông qua ứng dụng, chúng mình sẽ lo từ khâu đầu đến khâu cuối. Dịch vụ của Viec.co cung cấp theo nhu cầu, mang tính biến động và tạm thời, cho nên đại dịch COVID-19 này ảnh hưởng vô cùng lớn", Phan Xuân Cảnh - Cofounder kiêm CEO Viec.co chia sẻ.

Xưa check báo cáo hàng tuần, giờ ngày nào cũng phải mở tài khoản ngân hàng ra đếm!

Về kịch bản sinh tồn trong đại dịch, Cảnh cho biết, Viec.co chỉ xây dựng 2 kịch bản: Một kịch bản xấu và một kịch bản vô cùng xấu.

Lời gan ruột của startup viec.co về cách sinh tồn trong COVID-19: Vạch ra 2 kịch bản xấu và vô cùng xấu, đưa công ty vào chế độ Safe Mode, chỉ làm việc gì ra Tiền mặt và Doanh thu! - Ảnh 1.

Phan Xuân Cảnh - Cofounder kiêm CEO Viec.co - chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Startup xoay chuyển nghịch cảnh trong COVID-19"

Theo đó, với kịch bản xấu, đại dịch sẽ qua và nền kinh tế khôi phục lại giữa năm 2020.

Với kịch bản vô cùng xấu, nhóm sáng lập ngồi lại xem xét nếu 12 tháng sau dịch bệnh chưa kết thúc thì cần phải làm gì, product line (dòng sản phẩm) nào buộc phải khai tử, dòng sản phẩm nào phải tập trung hết sức để đem lại sự sống còn cho doanh nghiệp mình.

Đại dịch lần này cũng làm nảy sinh thói quen mới - ngày nào Cảnh cũng mở tiền trong ngân hàng coi thế nào.

"Xem thử khách hàng nào còn nợ, hỏi thăm họ xem có vấn đề gì, xem mình có thể hỗ trợ, hoặc yêu cầu họ hỗ trợ lại mình", Cảnh cho hay.

"Ngày xưa, hàng tuần chúng mình có "cash flow planning" (lập kế hoạch dòng tiền). Kế toán sẽ gửi cho báo cáo cho biết tuần này sẽ tiêu khoảng bao nhiêu, dự tính cuối tuần còn bao nhiêu, liệu CEO có phải lo cơm từng bữa cho anh em… Nhưng giờ thì không chờ kế toán mà chủ động hơn rất nhiều".

4 yếu tố giúp Viec.co sinh tồn trong COVID-19

Lời gan ruột của startup viec.co về cách sinh tồn trong COVID-19: Vạch ra 2 kịch bản xấu và vô cùng xấu, đưa công ty vào chế độ Safe Mode, chỉ làm việc gì ra Tiền mặt và Doanh thu! - Ảnh 2.

Chia sẻ tại sự kiện "Startup xoay chuyển nghịch cảnh trong COVID-19" do VnExpress tổ chức, CEO Viec.co đưa ra 4 yếu tố giúp startup này sinh tồn trong COVID-19.

1- Do Less - Làm ít đi

Viec.co thống kê những hoạt động cần tiết giảm, tập trung vào các hoạt động làm ra Tiền mặt và Doanh thu. Trong đó, Tiền mặt được ưu tiên hơn, còn Doanh thu sẽ sinh dần theo thời gian.

"Hoạt động nào không hỗ trợ 2 chuyện ấy thì bỏ đi".

"Thêm vào đó, giai đoạn này vô cùng tuyệt vời theo nghĩa nào đấy, khi lượng đơn hàng ít hơn, startup có thời gian chuẩn hóa được quy trình, cắt bỏ những yếu tố dư thừa", Cảnh chia sẻ.

2- Do More - Làm nhiều hơn

"Nghe hơi ngược với yếu tố 1, nhưng hiểu đơn giản là Work harder (làm việc chăm chỉ hơn). Team chúng mình ngày nào cũng cập nhật sản phẩm, những cái mà chúng mình dự liệu khách hàng trên thị trường đang cần thì chúng mình liên tục làm ra", Cảnh nói.

Hai tư duy khác của CEO Viec.co lúc này là "Get your hands dirty" (trực tiếp xắn tay áo làm việc" và "Do things that don’t scale".

"Cofounder của mình hôm qua bảo: "Em ơi, tại sao CEO mà lại phải làm những việc thế này". Mình có trả lời lại anh là mình phải giữ, và đảm bảo từng khách đến với mình hài lòng, thì mindset lúc này là "willing to get your hands dirty" - xông vào làm tất cả những thứ chỉ để khách hài lòng".

Lời gan ruột của startup viec.co về cách sinh tồn trong COVID-19: Vạch ra 2 kịch bản xấu và vô cùng xấu, đưa công ty vào chế độ Safe Mode, chỉ làm việc gì ra Tiền mặt và Doanh thu! - Ảnh 3.

"Bọn mình sẵn sàng - nghe hơi phản tư duy thông thường - là "do things that don’t scale". Mình phục vụ từng khách hàng, đặc biệt khách hàng lớn, chúng mình xây dựng sản phẩm rất chi tiết làm thế nào, lúc nào, đi vào sâu từng chi tiết", Cảnh chia sẻ.

3- Manage Power - Quản lý nguồn lực

Khi laptop bị lỗi và tắt đột ngột, Safe Mode là chế độ cứu nguy giúp máy tính khởi động lại với những dịch vụ tối thiểu để người dùng kiểm tra lỗi thiết bị. Doanh nghiệp trong khủng hoảng cũng vậy, như một chiếc laptop bị ngắt nguồn đột ngột, phải quản lý được nguồn lực, tiền mặt.

"Mình cố gắng đạt đến điểm có tầm nhìn tương đối rõ ràng là đến thời điểm nào, Tiền đang có hiện nay + Tiền sắp có từ doanh thu - Chi phí vận hành tối thiểu > 0".

"Mình cũng rất may mắn nhận được tiền của nhà đầu tư trong lúc khủng hoảng, nhưng cũng phải nhìn vào giả định không được đầu tư tiếp thì sẽ thế nào, đến khi nào sẽ có lợi nhuận", Cảnh nói.

4- May mắn

"Startup nào cũng cần may mắn. Nói thật là tất cả kinh nghiệm anh em tại tọa đàm trực tuyến này chia sẻ là ruột gan, nhưng điều đấy không đảm bảo rằng mình sẽ thành công hay sống sót được, kể cả trong điều kiện bình thường chứ đừng nói là trong COVID-19 thế này".

"Cuối cùng thì startup nào cũng cần may mắn, nhưng cái may mắn đó dựa trên sự chăm chỉ, kiên trì, chứ không phải là may mắn đơn thuần tự dưng trên trời rơi xuống", CEO Viec.co chia sẻ.

Doanh nghiệp nên tận dụng thời gian vàng để chuẩn hoá dữ liệu:

Theo Bloomberg, làn sóng tiêu dùng sẽ trở lại mạnh mẽ khi đại dịch qua đi. Tâm lý của người tiêu dùng dần phục hồi, dẫn tới bùng nổ chi tiêu sau thời gian dài kìm nén. Hiện tượng "chi tiêu bù" này đang diễn ra ở Trung Quốc và chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong các tháng tiếp theo. Kéo theo đó, xu hướng Marketing dựa trên phân tích dữ liệu, theo sát hành vi, sở thích khách hàng sẽ là ngòi nổ "kích cầu" lại hệ thống tiêu dùng.

Trong cuộc đua này, doanh nghiệp nào có sẵn cơ sở dữ liệu khách hàng và nền tảng công nghệ sẽ cầm chắc phần thắng. Do đó, thay vì "nằm im" trong mùa dịch, các doanh nghiệp cần tận dụng thời gian vàng để đầu tư vào nền tảng công nghệ lõi, chuẩn hoá dữ liệu, học cách sử dụng công nghệ để phân tích chu trình mua hàng của người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm, cả online và offline.

Doanh nghiệp nên sử dụng công cụ khai thác và lưu trữ dữ liệu khách hàng CRM

1/ Chuyển toàn bộ data khách hàng lên lưu trữ đám mây và bảo mật.

2/ Tự động hứng data khách hàng liên tục theo thời gian thực để chăm sóc kịp thời

3/ Báo cáo hiệu suất và dễ dàng quản lý nhân viên làm việc từ xa

4/ Giải quyết nỗi lo khi thiếu hụt nhân viên chăm sóc khách hàng

>>> Tìm hiểu ngay tại đây.

photo-7-1586142672691365571591

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM