Logistics - Đại dương xanh chờ bùng nổ tại Việt Nam

31/08/2022 14:22 PM | Kinh doanh

Là một trong những mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, ngành logistics tại Việt Nam được đánh giá là còn nhiều dư địa phát triển, nhưng cũng không ít thách thức.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn

Logistics được Chính phủ coi là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển KT-XH của cả nước cũng như từng địa phương.

Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi do Agility công bố năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng 50 quốc gia đứng đầu. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang vượt lên trên Philippines, Myanmar, Campuchia nhưng vẫn đứng sau Malaysia và Thái Lan. Thị trường vận tải và logisticss[TGB1]  của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) khoảng 7% từ 2021-2026.

Logistics - Đại dương xanh chờ bùng nổ tại Việt Nam - Ảnh 1.

Đặc biệt, sự bùng nổ của TMĐT 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua cũng thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hậu cần và logistics, thúc ép sự cải tiến để đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu lớn của thị trường. Báo cáo TMĐT 2022 do Acclime phát hành dự báo ngành vận tải và hậu cần của Việt Nam sẽ đóng góp 5-6% vào GDP của cả nước, ghi nhận tốc độ tăng trưởng 15-20% vào năm 2025.

"Với việc nền kinh tế đang tái khởi động trên toàn quốc, nhiều công ty logistics hiện đang tìm cách phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Để làm như vậy, các công ty đang đầu tư vào hệ thống kỹ thuật số, tạo ra khả năng vận hành tốt hơn trên toàn doanh nghiệp và quản lý tốt hơn năng suất lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn chưa từng có trong lĩnh vực hậu cần thương mại điện tử", công ty tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp TMX nhận định trong báo cáo của Acclime.

Sự tham gia của những "tay chơi" lớn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành hậu cần, logistics trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn với các trụ cột phát triển quan trọng như sản xuất, thương mại, bất động sản công nghiệp và cơ sở hạ tầng, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông qua Kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025. Trong đó có quyết định hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đảm bảo chỗ đứng trong lĩnh vực logisticss của Việt Nam.

Điển hình là CapitaLand Development đã xây dựng dự án khu đô thị công nghiệp và hậu cần đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 1 tỷ USD. Trong khi đó, Best Express Việt Nam quyết định đầu tư 20 triệu USD để phát triển các trung tâm phân loại hàng hóa tại Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, chính các doanh nghiệp TMĐT cũng tự phát triển hệ sinh thái hậu cần, kho vận, giao hàng để tối ưu hoá vận hành, đáp ứng khối lượng giao dịch khổng lồ của hàng chục triệu người dùng. Trong khi đó, là "ông lớn" ngoại tiến vào ngành TMĐT sớm nhất tại Việt Nam từ năm 2012, Lazada đã tiên phong đầu tư phát triển hệ sinh thái Logistics. Đây được coi là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển dài hạn của nền tảng này.

Hệ thống cơ sở hạ tầng logistics do nền tảng TMĐT Lazada xây dựng sở hữu cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến và lực lượng nhân sự hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nền tảng này không chỉ triển khai xây dựng nhiều trung tâm phân loại hàng hóa tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, cùng mạng lưới 400 cơ sở kho bãi và trung tâm phân loại vệ tinh trên khắp cả nước, mà còn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để quản lý quy trình giao vận nhằm nâng cao hiệu suất lưu thông hàng hoá và tăng tỷ lệ đơn hàng thành công.

Bên cạnh giao vận, Lazada cũng triển khai dịch vụ logistics đa kênh (multi-channel logistics) để cung cấp dịch vụ lưu kho và đóng gói trên tất cả các kênh cho thương hiệu và nhà bán hàng trên nền tảng. Trong năm 2022, nền tảng này dự kiến sẽ đầu tư thêm hàng chục triệu đô để xây dựng thêm hai trung tâm chia chọn kỹ thuật cao tại Hà Nội và TP.HCM cũng như mở rộng hệ thống trung tâm phân loại vệ tinh nhằm mang đến dịch vụ dịch vụ giao vận xuyên suốt và hiệu quả với chi phí tiết kiệm cho hàng triệu nhà bán hàng và người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Logistics - Đại dương xanh chờ bùng nổ tại Việt Nam - Ảnh 2.

Những khó khăn còn tồn tại

Một trong những rào cản lớn nhất cản trở sự gia nhập thị trường cũng như khả năng bùng nổ của các doanh nghiệp hậu cần, logistics tại Việt Nam nằm ở nguồn vốn. Việc đầu tư vào hệ thống công nghệ, kho bãi,.. đòi hỏi nguồn vốn dồi dào và liên tục. Thực tế, trong số 3.000 công ty hậu cần kho bãi, 90% vốn đăng ký dưới 440.000 USD, chỉ 5% có quy mô vốn từ 440.000 USD đến 880.000 USD và 5% có quy mô vốn trên 880.000 USD. Trong khi đó, các công ty nước ngoài có sản lượng thấp hơn nhưng lại chiếm đến khoảng 75% doanh thu.

Thêm nữa, sự phân mảnh trong chuỗi logistics khiến các chi phí tăng cao, bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp. Báo cáo TMĐT của Acclime nhận định, thêm thói quen "tiền mặt khi giao hàng" cũng là một thách thức với doanh nghiệp do dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn, hiệu quả thấp hơn trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng.

Đề nghị chính thức xử phạt phương tiện không đủ điều kiện vẫn đi vào làn ETC

Ánh Dương

Từ khóa:  logistics
Cùng chuyên mục
XEM