Loại rau bổ ngang nhân sâm, ngăn ngừa ung thư, quét sạch mỡ máu nhưng người Việt rất ít ăn
Đậu bắp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Giáo sư Lưu Thiếu Vĩ, Tiến sĩ về An toàn Thực phẩm, Thành viên Nhóm chuyên gia của Hiệp hội Nghiên cứu An toàn Thực phẩm Thượng Hải cho biết đậu bắp là một loại rau khá bổ dưỡng. Đậu bắp khi nấu chín sẽ mềm, có hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao. Đậu bắp còn được mệnh danh là “vua của các loại rau”, bổ ngang nhân sâm.
Trong 100g đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan,...
Dưới đây là một số công dụng của đậu bắp với sức khỏe của con người:
1. Giảm mỡ máu
Tỷ lệ liên kết giữa chất xơ và mật của đậu bắp cao hơn so với các loại rau khác (như măng tây, đậu xanh, cà rốt, súp lơ), do đó làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn. Chất nhầy của đậu bắp có chứa galactan và arabinan có tác dụng làm sạch lipid máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Các pectin trong đậu bắp có vai trò như một chất làm giảm cholesterol xấu, thông qua đó giúp làm giảm lượng mỡ trong máu và góp phần bảo vệ chức năng tim mạch.
2. Giảm lượng đường trong máu
Chất nhầy của đậu bắp rất giàu chất xơ hòa tan có tác dụng tương tự như insulin giúp ngăn chặn quá trình tiêu hóa carbohydrate trong hệ tiêu hóa, do đó làm giảm sự hấp thụ đường trong máu. Vì vậy, ăn đậu bắp có thể hỗ trợ ổn định đường huyết và rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
3. Ngăn ngừa ung thư
Trong đậu bắp có chứa hàm lượng lectin phong phú có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú. Một khảo sát cho thấy việc chữa trị bằng lectin có thể tiêu diệt 72% số lượng tế bào ung thư và giảm khả năng tăng trưởng của các tế bào ung thư lên đến 63%.
Ngoài ra trong đậu bắp còn chưa một chất khác là folate. Đây là chất có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, ăn đậu bắp thường xuyên giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng giúp chống lại tế bào ung thư.
Ảnh minh họa: Đậu bắp có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polysaccharide và mucopolysaccharide giúp nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Vì vậy, việc sử dụng đậu bắp có tác dụng giúp nhuận tràng và hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
5. Giảm cân
Đậu bắp rất giàu protein và chất xơ tuy nhiên lại ít chất béo, ít calo nên đậu bắp trở thành một trong những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cực tốt và là món ăn lý tưởng dành cho những người ăn kiêng.
6. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Đậu bắp cũng chứa hàm lượng chất sắt, kali, kẽm,... khá cao có khả năng bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo máu. Vì vậy, ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể.
Cách chọn đậu bắp tươi ngon
1. Nhìn vào chiều dài của đậu bắp
Đậu bắp thường được hái từ 3 đến 5 ngày sau khi hoa tàn. Đậu bắp dài khoảng từ 5 - 10cm là loại ngon nhất (có thể dùng ngón giữa của bàn tay để ước lượng).
2. Độ mềm
Khi chọn đậu bắp có thể dùng tay bóp nhẹ, nếu đậu bắp có độ dai nhẹ và không bị cứng thì ăn sẽ ngon hơn. Đậu bắp càng cứng thì càng già, hạt bên trong đã trở nên cứng và ứ nước, thịt nhiều xơ.
3. Màu sắc
Khi chọn đậu bắp cần chọn những quả có màu xanh sáng tự nhiên, bề mặt của đậu bắp có một lớp lông mịn là dấu hiệu đậu bắp tươi ngon.
Ảnh minh họa: Nên lựa chọn đậu bắp có màu xanh sáng tự nhiên
Những lưu ý khi ăn đậu bắp
1. Đậu bắp là loại rau có tính hàn, vị chát nên những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng
2. Đậu bắp là loại thực vật có thể ăn toàn bộ, không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
3. Khi chế biến đậu bắp không nên nấu quá chín kĩ tránh để mất các chất nhầy và bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.
Đậu bắp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn đậu bắp cũng cần lưu ý một số điều để đảm bảo dinh dưỡng và tránh gây hại cho cơ thể.
Nguồn: thepaper