5 cách phản ứng lại lời phản đối
Nếu người khác cố tính làm khó dễ những ý tưởng của bạn, thay vì “phản pháo” lại hãy làm những việc sau.
Bạn đang trình bày ý tưởng mới với sếp hoặc khách hàng. Có lẽ bạn đang chắc chắn họ sẽ thích ý tưởng của bạn.
Tuy nhiên, chờ đợi bạn lại là một “gáo nước lạnh” khi họ buông một lời nhận xét mang tính nghi ngờ và “dập” bạn tơi tả.
Bạn sẽ làm gì vào lúc này?
Đại bộ phận mọi người sẽ tuân theo lộ trình cảm xúc: bất ngờ, hụt hẫng và tức giận. Có một ý nghĩ “quạc” lại người đó đang thôi thúc trong bạn. Nhưng thay vì làm vậy, hãy hít thở trước tiên và làm những điều sau:
1. Nhấn nút tạm dừng
Khi một người nào đó phản đối ý tưởng mà bạn đã đề xuất, thậm chí nếu bạn chưa hoàn thành việc trình bày, đừng vội vàng phản ứng lại.
Nếu bạn đang đứng, hãy đi bộ từ từ về phía bên kia của căn phòng. Nếu ngồi, viết gì đó trong notepad của bạn hoặc nhấp một ngụm nước. Sau đó, thở ra. Những giây phút đó dù ngắn ngủi nhưng chúng có thể giúp bạn giảm căng thẳng và bình tĩnh lại để xem xét vấn đề.
Hơn nữa, thời gian tạm dừng cho phép bạn chuẩn bị lời giải thích và nó giúp bạn “rút” nhiệt ra khỏi bạn tạm thời trước khi tái nhập cuộc.
Đó là những gì đã xảy ra với Ed Collevecchio, chủ sở hữu của Creative Associates, khi một người ra quyết định phản đối việc lồng tiếng trên một video công ty của ông đã được phát triển cho các khách hàng.
Cô ấy đã kể lại cách kìm nén cảm xúc của mình khi bị khách hàng phàn nàn về cách phát âm‘s’ chói tai. Phản ứng đầu tiên là cô muốn bảo vệ giọng nói của mình tuy nhiên cô đã dừng lại một chút để suy nghĩ và cuối cùng họ đi đến quyết định sử dụng âm thanh nén.
Bằng cách ấn nút “tạm dừng” thay vì phản ứng lại ngay mọi vấn đề đã được giải quyết và mối liên hệ của cô với cách hàng đã được tăng cường.
2. Tự “mã hóa” lời phản đối thành câu hỏi
Trong khi dừng lại hãy thử cố gắng chuyển các câu phản đối của người khác thành một lời yêu cầu ngay trong tâm trí bạn.
Ví dụ người quyết định nói rằng "Tôi không hài lòng với những bức ảnh bạn đã chọn cho dự án này” hãy tự chuyển nó thành lời yêu cầu “Anh có thể giúp tôi hiểu tại sao những bức ảnh này giúp chúng tôi kết nối với khán giả”
Hoặc nếu ý phản đối là: "Ý tưởng này là không phù hợp với mục tiêu của chúng tôi", bạn hãy chuyển thành: "Bạn có thể kết nối ý tưởng của bạn với các mục tiêu của chúng tôi không?"
Chuyển từ những lời phản đối trực diện sang những lời yêu cầu cung cấp thêm thông tin sẽ giúp bạn đưa ra các lời đáp lại bằng những thông tin hữu ích thay vì chỉ phản ứng tự vệ.
3. Tán đồng
Tất nhiên bạn không nhất thiết phải đồng quan điểm với những nhận xét của họ nhưng hãy cố gắng nhìn ra phần quan tâm đằng sau những lời nhận xét dù nặng lời đó.
Hãy cố gắng nói điều gì đó giống như: "Tôi hiểu lý do tại sao bạn có thể cảm thấy như vậy", hay "Tôi có thể cảm thấy bạn đang quan tâm tới ý kiến của tôi.”
Lorrie Ross, Giám đốc điều hành của trang Marketing Therapy, nói với tôi rằng cô ấy sử dụng kỹ thuật này thường xuyên. "Nó thay đổi cuộc nói chuyện từ đối chọi gay gắt sang hợp tác và mở cánh cửa cho những đối thoại sâu sắc hơn." cô nói.
4. Hỏi để lấy thêm thông tin
Cathy Austin, chủ sở hữu của Loop9 Marketing cho biết những câu hỏi lại đặc biệt hiệu quả khi lời phản đối chỉ là yêu cầu bạn thay đổi từ cái này sang cái kia.
"Bằng cách hỏi lại các khách hàng, với sự thay đổi này họ muốn chuyển tải gì đến khán giả, tôi thường sẽ nhận được thông tin phản hồi cụ thể hơn," cô nói. "Sau đó, tôi trả lời đại loại là 'Được rồi, bây giờ mà tôi đã rõ những gì bạn muốn, chúng ta hãy cùng xem xét dưới góc độ khác và đề xuất các giải pháp tốt nhất."
Khi giao dịch với một khách hàng rõ ràng là không hài lòng nhưng không nói gì câu hỏi đầu tiên của Austin là thế này: "Anh sẽ cho tôi biết những gì anh đang suy nghĩ chứ?" Làm như vậy cô sẽ nhận được những thông tin hữu ích để xem xét lại đề án của mình.
5. Bắt đầu trả lời với từ “Bởi vì”
Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn ý kiến để phản đối lại ý kiến nhận xét của người khác hãy bình tĩnh nêu ra ý kiến của mình.
Chỉ cần chắc chắn câu trả lời của bạn bao gồm các lý do đằng sau nó. Ví dụ: "Tôi tin rằng phương pháp này sẽ cộng hưởng với khán giả của chúng tôi bởi vì..." hoặc "Ý tưởng này là đáng giá một phần lớn ngân sách bởi vì..."
Sau đó, giải thích càng cụ thể càng tốt và chắc chắn rằng lý do của bạn hướng tới nhu cầu và mối quan tâm của người hoài nghi.
Khi Lorrie Ross quyết định thay đổi tên công ty tư vấn của mình thành Web Marketing Therapy, một số khách hàng lâu năm và các đồng nghiệp đã phản đối, nói với cô từ "liệu pháp" có quá nhiều sự kỳ thị vì nó liên quan với rối loạn tâm thần và tâm lý.
"Tôi nói với họ tôi đã nhận ra vấn đề có thể này, nhưng tôi bị tên mới thu hút vì “therapy” cũng có nghĩa là khôi phục lại sức khỏe và tốt đẹp," cô nói. "Và các nhiệm vụ kinh doanh của chúng tôi là giúp việc tiếp thị web ngày càng phát triển."
Thay vì phản ứng lại với những phản đối, câu trả lời của cô ấy chỉ ra nền tảng của sự thay đổi.
Tất nhiên nếu ko có câu trả lời ngay lúc đó bạn có thể suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình sau. Thời gian đó sẽ giúp hồi sinh một ý tưởng khó khăn hơn là để nó chết yểu.