Liệu Tổng thống Trump có bị luận tội vì bản ghi nhớ của cựu giám đốc FBI?

19/05/2017 10:20 AM | Xã hội

Giả định Tổng thống Trump có thể phải từ chức là có ít khả năng xảy ra, trừ khi Đảng Dân chủ thắng quyền kiểm soát Hạ viện trong giữa cuộc bầu cử năm 2018.

“Luận tội” không phải là từ ngữ được phép dùng tùy tiện ở Washington, nhưng 24 giờ qua trên khắp các mặt báo tràn ngập lời cáo buộc Tổng thống Trump đã ngăn cản công lý bằng cách can thiệp vào tiến trình điều tra mối quan hệ của cựu cố vấn an ninh Michael Flynn với Nga.

Truyền thông bắt đầu nổi giận kể từ khi bản ghi nhớ viết tay được cho là của cựu giám đốc FBI James Comey được tiết lộ, trong đó nói rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu ngừng lại cuộc điều tra Michael Fynn.

Liệu Tổng thống Trump có buộc phải rời khỏi Nhà Trắng khi mà vừa mới kết thúc 100 ngày làm việc đầu tiên hay không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần nhiều phân tích chính trị hơn là luật pháp.

Luận tội là gì?

Luận tội là một trong những quyền lực của ngành lập pháp Mỹ, được sử dụng nhằm chính thức truy tố một viên chức dân sự nào đó của chính phủ vì hành động phạm pháp thực hiện trong khi tại chức. Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ sẽ là phía quyết định xem một cá nhân có bị luận tội hay không bằng cách bỏ phiếu biểu quyết. Nếu Hạ viện biểu quyết thông qua việc luận tội thì các đại diện sẽ được chọn ra để đệ trình vụ việc lên Thượng viện Hoa Kỳ - nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả các vụ luận tội.

Điều II, Khoản 4 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức dân sự của Hoa Kỳ sẽ bị cách chức khi bị luận tội phản quốc, nhận hối lộ hoặc những tội nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, việc luận tội không nhất thiết khiến một tổng thống bị từ chức. Bởi cả cấp Hạ viện và Thượng viện đều cần đa số phiếu biểu quyết để đưa ra quyết định luận tội hay xét xử. Trong khi, đa số thành viên trong Hạ viện thuộc đảng của ông Trump. Lịch sử tổng thống Mỹ chưa bao giờ đạt được tỷ lệ này.

Liệu Tổng thống Trump có phải rời khỏi Nhà Trắng?

Ngoài việc không giành được phiếu bầu trong cuộc bầu cử kế tiếp vào năm 2020, có 2 lý do chính khiến ông Trump phải rời khỏi Nhà Trắng.

Thứ nhất, tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ được đưa ra vào năm 1967 quy định Phó Tổng thống sẽ sẽ tiếp quản với tư cách Quyền Tổng thống, nếu hai phần ba số nghị sĩ thuộc mỗi Viện bỏ phiếu đồng ý rằng Tổng thống không có khả năng điều hành. Ngoại việc một số nhà làm luật Đảng Dân chủ tuyên bố ông Trump có thể không đủ minh mẫn để tiếp tục nhiệm kỳ, không có một tiền lệ nào cho thấy cơ chế này đã được triển khai.

Khả năng thứ hai chính là khi Thượng viện xét xử phế truất nếu Hạ viện có quyết định luận tội. Trong lịch sử, Tổng thống Bill Clinton bị luận tội vào năm 1988 vì cố gắng che đậy một mối tình với cô Monica Lewinsky. Nhưng Thượng viện đã không thông qua quyết định phế truất bởi không đạt được đủ 2/3 số phiếu biểu quyết. Tổng thống Nixon đã từ chức trước khi Hạ viện có thể đưa ông ra xét xử về vụ bê bối Watergate. Trở lại thế kỷ 19, Tổng thống Andrew Johnson cũng thoát tội trong phiên bỏ phiếu của Thượng viện.

Ai đang là kẻ nắm cuộc chơi?

Với sự kiểm soát đa số của Đảng Cộng hòa trong Hạ viện, khả năng Quốc hội chống lại Tổng thống sẽ phụ thuộc phần lớn vào những nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa. Trong số những người chơi chính ở Hạ viện có Paul Ryan - người ủng hộ cựu giám đốc FBI tung ra bản ghi nhớ viết tay và đoạn ghi âm cuộc đối thoại giữa ông và Tổng thống Trump. Bên cạnh đó còn có Kevin McCarthy - một đồng minh thân cận của ông Trump.

Tại Thượng viện, hai thành viên chủ chốt bao gồm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện - Mitch McConnel và Richard Burr - chủ tịch ủy ban tình báo Thượng viện trước đây đều từng tuyên bố ủng hộ điều tra mối liên hệ giữa đội ngũ của ông Trump và Nga.

Cho đến nay, đa số đảng viên Đảng Cộng hòa đều không muốn công khai phản đối tổng thống - người đã giúp họ không chỉ giành được Nhà Trắng mà còn cả hai cánh của Quốc hội. Như vậy, giả định tổng thống có thể phải từ chức là có ít khả năng xảy ra, trừ khi Đảng Dân chủ thắng quyền kiểm soát Hạ viện trong giữa cuộc bầu cử năm 2018.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM