Lấy lòng nhà văn nổi tiếng, chủ hiệu sách nói 1 câu vừa gây cười, vừa sâu cay về thói nịnh hót: Đáng ngẫm
Mẩu chuyện cười nhưng vô cùng thâm thúy dưới đây có thể sẽ giúp những người ưa nịnh hót nhìn nhận, đánh giá lại những lời phỉnh nịnh và cả những kẻ hay tìm cách lấy lòng mình.
1. Bán sách
Một nhà văn rất nổi tiếng muốn đến hiệu sách tham quan. Chủ hiệu sách vô cùng ngạc nhiên và cảm kích, vội cho hạ tất cả sách trên giá xuống và để sách của nhà văn lên.
Nhà văn sau khi đến thăm hiệu sách thì vô cùng phấn khởi, nói: "Hiệu sách nhà ta chỉ bán sách của tôi sao?"
"Tất nhiên là không phải." – Chủ hiệu sách trả lời. "Những sách khác bán rất chạy, đều bán hết rồi."
Nhà văn "ngắn mặt" không biết nói gì.
Lời bình
"Nịnh hót" là một hành động kỳ quái mà những kẻ nói lời nịnh hót thường đưa người nghe lên tận mây xanh nhưng đồng thời cũng bôi nhọ, khinh miệt họ.
2. Giúp đỡ
Trong đại sảnh của bưu điện, một bà cụ già bước đến trước mặt một người trung niên, lịch sự nói: "Anh à, xin viết giúp tôi địa chỉ lên bưu thiếp được không?"
"Tất nhiên là được rồi." – Người đàn ông trung niên nhận lời giúp bà cụ.
Bà lão nói: "Giúp tôi viết thêm một vài câu nữa, được không? Cảm ơn!"
"Được ạ!" – Người đàn ông trung niên viết lại lời của bà lão xong, mỉm cười hỏi: "Cụ còn việc gì muốn nhờ giúp nữa không?"
"Ừ, vẫn còn một việc nữa." Bà cụ nhìn tấm danh thiếp và nói: "Xin viết thêm ở bên dưới một câu: Chữ viết hơi xấu, xin thông cảm."
Lời bình
Nếu như bạn không giúp đỡ, người khác có thể sẽ thù ghét bạn cả tuần, nhưng nếu giúp đỡ mà không đủ hoàn hảo, chi bằng không giúp còn hơn! Vì thế, khi đã làm việc gì đó, nhất định cần phải nghiêm túc và cảm thấy giúp được hãy nhận lời.
3. Cái thìa
Mark bước vào nhà hàng, gọi một suất canh, nhân viên nhà hàng lập tức mang ra.
Vừa lúc người này toan bước đi, Mark liền nói: "Xin lỗi, canh này tôi không ăn được"
Nhân viên lại mang ra cho anh một bát canh khác nhưng anh vẫn nói: "Xin lỗi, canh này tôi không ăn được."
Đến lúc này, nhân viên phục vụ đành gọi quản lý của nhà hàng ra. Người này cung kính chào Mark rồi nói: "Anh ạ, loại canh này là sản phẩm ngon nhất của nhà hàng chúng tôi, được khách hàng rất yêu thích, lẽ nào anh…"
"Ý của tôi là thìa đâu?"
Lời bình
Có sai thì sửa, đây đương nhiên là một việc tốt. Nhưng khi thường xuyên sửa sự thật và giữ lại cái sai, kết quả sẽ là sai lại càng sai.
Ảnh minh họa.
4. Mặc nhầm
Trong nhà hàng, một người khiêm nhường đến mức dị thường rụt rè làm quen với một thực khách khác, người đó đang mặc một chiếc áo khoác lớn.
"Xin lỗi, xin hỏi anh có phải là Pierre không?"
"Không, tôi không phải là Pierre", người kia đáp.
"A", rồi ông ta thở phào nhẹ nhõm, "Vậy tôi không nhầm rồi, tôi chính là ông ta và anh đang mặc chiếc áo khoác của anh ta."
Lời bình
Đôi khi, chúng ta làm hay xử trí các tình huống một cách thẳng thắn theo đúng lý lẽ không phải là một việc dễ dàng.
Người thẳng thắn biết lý lẽ thường hay hạ thấp giọng, tự nhún mình trong khi những người đuối lý lại thường hay phô ra bên ngoài sự hùng hổ đến ái ngại.
5. Trả lời điện báo
Một người Scôtlen đến Luân Đôn, anh ta muốn tiện đường ghé thăm một người bạn cũ nhưng lại quên mất địa chỉ của bạn. Và thế là anh ta gửi một tin điện báo về nhà: "Mẹ có biết địa chỉ của Tomar không? Hết."
Và trong ngày hôm đó, anh ta nhận được tin nhắn phản hồi cấp tốc: "Biết!"
Lời bình
Khi tìm được đáp án chính xác nhất, chúng ta phát hiện ra rằng nó là thứ vô dụng nhất.
6. Kiến trúc sư
Một phụ nữ gọi điện cho một kiến trúc sư, nói rằng hằng ngày, mỗi khi tàu hỏa chạy qua là giường của mình lại rung lắc.
"Chuyện này thật vô lý, để tôi đến xem thế nào."
Sau khi đến nhà, người phụ nữ đề nghị kiến trúc sư thử nằm lên giường và trải nghiệm cảm giác tàu hỏa chạy qua.
Vị kiến trúc sư vừa nằm lên giường thì chồng của người phụ nữ về. Nhìn thấy cảnh tượng trước mặt, anh ta gằn giọng hỏi: "Anh nằm trên giường của vợ tôi làm gì?"
Vị kiến trúc sư sợ hãi, run rẩy đáp: "Tôi nói là đợi tàu hỏa, anh có tin không?"
Lời bình
Có những lời nói thật nhưng nghe có vẻ là nói dối, trong khi có những lời nói dối lại hệt như thật khiến người nghe chẳng mảy may nghi ngờ.