Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại "ông vua" nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam

12/02/2021 22:31 PM | Kinh doanh

Nếu không có chấn thương quái ác ngày ấy, Gordon Ramsay chắc hẳn đã trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, thay vì Vua đầu bếp với mức thu nhập đến 65 triệu USD một năm.

Giấc mơ tan vỡ, nỗi đau tận cùng

"Liệu tôi có đánh đổi tất cả những gì đang có hiện tại (với khối tài sản lên đến hàng trăm triệu USD) để có thể trở thành một cầu thủ bóng đá thành công không? Chắn chắn là có", phải có một tình yêu bóng đá lớn đến thế nào để Gordon Ramsay đưa ra lựa chọn ấy?

"Ông chú Roland là người đầu tiên đưa tôi đến với thế với bóng đá, ở sân Ibrox. Hồi đó tôi mới có 7 tuổi, đứng chỉ cao đến khuỷu tay ông. Đám đông khán giả ở đây quả là phi thường. Chúng tôi đứng ở khán đài tít trên cao, tôi lo lắng, rồi cực kỳ sợ hãi khi khán đài rung lắc theo nhịp lắc lư của đám đông khổng lồ. Tôi nhớ đấy là trận Rangers đá với Hearts, và nó cực kỳ khốc liệt. Rangers thắng 1-0. Những trận đấu ở đây luôn khốc liệt, bởi các cầu thủ luôn chơi "cạn máu". Và tôi yêu nó", Gordon Ramsay từng bồi hồi nhớ lại.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 1.

Tình yêu ấy khiến cậu nhóc Gordon Ramsay mê mệt với trái bóng tròn từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Năm năm sau lần đầu tiên "phải lòng" môn thể thao Vua, cậu nhóc 12 tuổi đã "có chân" ở đội năng khiếu Warwickshire, và chỉ 3 năm sau, ước mơ đầu đời của cậu thành hiện thực khi được đội bóng mà mình cuồng mộ - Glasgow Rangers, tuyển mộ. Sáu tháng "thử việc" ở đây là những tháng ngày hạnh phúc của Gordon Ramsay.

Rồi bi kịch ập đến bất thình lình. Cậu nhóc 15 tuổi, với đầy những hoài bão đẹp đẽ trong đầu, với sự nghiệp bóng đá mở ra trước mắt, dính phải chấn thương đầu gối quái ác. Chấn thương ấy giết chết giấc mơ đầu đời của Gordon Ramsay.

Cho đến tận ngày hôm nay, chưa một giây nào ông vua đầu bếp thế giới này thôi yêu bóng đá, thôi yêu Glasgow Rangers, nhưng 40 năm về trước, Gordon Ramsay vẫn phải đưa ra quyết định đau đớn nhất của mình, để rời sự nghiệp bóng đá, trở về với chiếc ghế nhà trường. Đấy hẳn là quyết định khiến ông phải đau quặn tâm can. Nhưng may mắn thay, nó cũng là quyết định khiến ông trở thành một nhân vật vĩ đại. Ông chọn ngành quản lý khách sạn, và trở thành một đầu bếp.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 2.

"Gục ngã" trước Việt Nam

Thành công trong vai trò của một đầu bếp, với Gordon Ramsay là điều không phải bàn cãi. Từ tháng Sáu năm 2017 đến cùng kỳ năm 2018, ông kiếm được 60 triệu USD bằng nghề của mình. Con số này một năm sau đó là 65 triệu USD. Mỗi tập truyền hình thực tế mà Gordon Ramsay xuất hiện, ông đút túi 225.000 USD. Những con số đã nói lên tất cả.

Nhưng với con người Gordon Ramsay, đó chưa phải là tất cả. Là một đầu bếp, một chủ chuỗi nhà hàng, một ngôi sao dẫn chương trình siêu thành công, nhưng ông còn làm cả thế giới phải kinh ngạc với khả năng... chửi thề của mình. Trong chương trình "Hell's Kitchen" và "Ramsay's Kitchen Nightmares", ông chửi thề nhiều đến mức không còn nhận ra nổi mình khi xem lại.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 3.
Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 4.
Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 5.
Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 6.

Mùa MasterChef Mỹ thứ 4, ở phần 21, bốn thí sinh người Mỹ phải đối diện với "nỗi kinh hoàng", không phải là tiếng chửi thề của Gordon Ramsay, mà chính là món hủ tiếu của Việt Nam. Đấy là món ăn ý nghĩa nhất với vị giám khảo khó tính Gordon Ramsay. Họ được nếm tô hủ tiếu Việt Nam do chính tay đầu bếp sở hữu 16 sao Michelin "tái hiện" trên đất Mỹ, mà phải tái hiện nó hoàn hảo.

Kết quả của phần thi ấy đã trở thành cái kết kỳ lạ nhất trong lịch sử MasterChef Mỹ cho đến hiện tại, khi cả ba giám khảo đưa ra quyết định cực kỳ bất ngờ khi không loại bất cứ thí sinh nào, bởi cả 4 người đều thể hiện cực kỳ xuất sắc món ăn có ý nghĩa đặc biệt với Gordon Ramsay này. Và Luca - người nấu món hủ tiếu Việt Nam ngon nhất lần ấy, đã trở thành quán quân của MasterChef Mỹ lần thứ tư.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 7.

Ngược lại quá khứ, đến với mùa MasterChef Mỹ thứ hai. Mùa giải ấy, Vua đầu bếp tài danh này cực kỳ ấn tượng, thậm chí là sửng sốt với một thí sinh gốc Việt - Christine Hà. Cô gái với đôi mắt khiếm thị đã khiến vị giám khảo này phải sửng sốt ngay từ vòng sơ loại với một món ăn từ quê hương của mình mà cô được mẹ truyền lại cách nấu - món cá kho tộ.

Không chỉ thế, cô gái Việt còn khiến ông thêm lần phải sốc khi chọn một món ăn Việt khác cho trận chung kết, bỏ mặc lời cảnh báo của ông rằng đây là vòng đấu có thể là quan trọng nhất trong sự nghiệp của cô, cuộc đời cô, chứ không phải là nơi để cô quảng bá cho ẩm thực của quê hương.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 8.

Ngày ấy, gần 10 năm về trước, cô gái nhỏ nhắn người Việt đã chọn món thịt kho tàu làm món ăn chính cho trận chung kết MasterChef Mỹ. Và món ăn đấy đã "đánh gục" Gordon Ramsay, đưa cô lên vị trí quán quân đầy xứng đáng. Cô gái Việt khiếm thị ấy đã khiến Gordon Ramsay "phải lòng", và ông cũng phải lòng luôn ẩm thực Việt Nam.

Cuối năm ấy, năm 2012, Vua đầu bếp Mỹ thực hiện show truyền hình thực tế "Great Escape" tại Việt Nam. Chưa từng có nền ẩm thực của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới được ông thẩm thấu chu đáo và đầy cảm hứng như Việt Nam.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 9.

Gordon Ramsay sẵn sàng lặn lội đến các bản làng xa xôi, chạy xe máy, ngã bệt trên nền đất bẩn để được thưởng thức đầy đủ các món ăn Việt Nam, thậm chí là cả những món không ít người Việt còn chẳng dám thưởng thức như pín bò, nuốt mật, tim rắn sống...

Những trải nghiệm ấy càng làm cho Gordon Ramsay thêm yêu và khâm phục ẩm thực Việt. Và "cơn cực khoái" đến với ông trên một chiếc ghe nhỏ tròng trành trên chở nổi Cái Răng (Cần Thơ), với món hủ tiếu được nấu bán bởi một bà má Nam Bộ - dì Hai.

Ông nếm, và ấn tượng với nó đến mức năn nỉ dì Hai cho được ngồi trên chiếc ghe nhỏ của bà, rao lớn "hủ tiếu, bún riêu" bằng tiếng Việt để mời khách, để được tự tay làm từng tô bún, tô hủ tiếu cho khách.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 10.

Từ đó, hủ tiếu Việt Nam được Gordon Ramsay đưa vào top những món ăn của mình. Và cũng từ đó, Gordon Ramsay trở thành đại sứ của ẩm thực Việt Nam trên toàn thế giới. Gordon Ramsay vẫn sẵn sàng chửi thề trên sóng truyền hình, trong những show truyền hình của mình, bất chấp người đối diện là ai, nhưng khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, trong ông chỉ có duy nhất sự trân trọng.

Gắn tên mình lên ngành đầu bếp thế giới, song Gordon Ramsay vẫn không thể quên được tình yêu với bóng đá. Ông chạy marathon, tham dự Ironman để giữ gìn thể lực, để có thể tham gia những trận bóng từ thiện mọi lúc có thể, nhất là với đội bóng Glasgow Ranges. Chấn thương quái ác đã lấy đi giấc mơ đẹp nhất của ông, nhưng trả lại cho ông quá nhiều thứ, mà may mắn trong số đó, có tình yêu thật đẹp của đầu bếp nổi danh thế giới này với Việt Nam.

Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 11.
Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 12.
Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 13.
Lấy đi cầu thủ tài năng, định mệnh trả lại ông vua nổi danh khó tính, trừ với Việt Nam - Ảnh 14.

Kim Thiền

Cùng chuyên mục
XEM