Lao động nước ngoài ở Singapore, Hong Kong, Ả Rập... mất việc vì đại dịch: Cuộc chuyển giao chi phí thất nghiệp về nơi cung ứng nguồn lao động?

06/04/2021 11:32 AM | Kinh doanh

Những người không phải cư dân, hầu hết là những người lao động có tay nghề thấp, đều bị mất việc đồng loạt vào năm ngoái khi Singapore phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhất từ ​​trước đến nay.

Singapore, quốc gia chỉ có 4 triệu công dân và dân thường trú, có hơn 1 triệu lao động nước ngoài.

Vào tháng 1, chuyên gia truyền thông người Malaysia Wong vừa đánh dấu hai năm làm việc tại Singapore khi cô nhận ra mình phải rời đi sau 30 ngày nữa. Thẻ làm việc của cô - bao gồm các vai trò điều hành, quản lý và chuyên môn - sắp hết hạn và những thay đổi đối với các quy tắc lao động nước ngoài của thành phố được áp dụng vào năm ngoái. Có nghĩa là cô gái 34 tuổi này không còn kiếm đủ tiền để có đủ điều kiện nhận một chiếc thẻ tương tự.

Ông chủ của cô không muốn tăng mức lương hàng tháng của cô lên hơn 1.000 đô Sing (742 USD) - và ông yêu cầu cô phải sử dụng loại visa cũ, phù hợp với trình độ học vấn và kinh nghiệm của Wong - thay vì, nộp đơn xin đổi "thẻ thông hành tại Singapore" cấp thấp hơn. Lá đơn của Wong vẫn chưa được chấp thuận vào thời điểm visa của cô hết hiệu lực, ngày 7/1/2021.

Vì vậy, cô đã thu dọn hành lý, chấm dứt hợp đồng thuê nhà và rời khỏi Singapore: "Tôi rất khó chịu và rất căng thẳng vì tôi không thể chờ đợi thẻ thông hành của mình được chấp thuận. Trong trường hợp bị từ chối, tôi không có thời gian để có phương án hỗ trợ cho 2 năm "giá trị cuộc đời tôi".

Nền kinh tế Singapore đã suy giảm 5,4% vào năm ngoái - cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể năm 1965 - trong lúc tổng số việc làm giảm nhiều nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, người dân địa phương đã tránh khỏi tình trạng mất việc nhờ vào bốn gói kích cầu của chính phủ với tổng trị giá khoảng 100 tỷ đô la Singapore (74.2 tỷ USD)

Wong đã cố gắng thay đổi công việc và nhận được giấy phép làm việc mới vào đầu năm ngoái đã bị chính phủ từ chối, nằm trong số 181.500 người nước ngoài bị mất việc hoàn toàn.

Trên thực tế, số người không cư trú hoàn toàn ảnh hưởng đến sự mất việc tại quốc gia này, và những người bị mất việc chiếm 4,7% toàn bộ lực lượng lao động của Singapore, hoặc 12,7% lao động nước ngoài.

Công nhân nước ngoài có tay nghề thấp - chẳng hạn như những người trong ngành xây dựng hoặc sản xuất - bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm khoảng 76% số lượng người bị mất việc, tiếp theo là những người có thẻ thông hành S - nhân viên kỹ thuật cấp trung kiếm được tối thiểu 2.500 đô la Singapore mỗi tháng, ở mức 14%. 10% còn lại là những người có giấy phép tuyển dụng, những người này kể từ những thay đổi của năm ngoái phải kiếm được ít nhất 4.500 đô la Singapore mỗi tháng.

Việc đào thải công nhân nước ngoài do ảnh hưởng của Đại dịch gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả lần này còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 khiến 8.900 người nước ngoài ở Singapore mất việc làm, và 43.000 người bị sa thải sau sự cố dotcom năm 2000.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế như Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân quỹ tại Ngân hàng OCBC, cho biết tình trạng giảm việc làm ở nước ngoài không phải chỉ có ở Singapore.

Số lượng visa Hồng Kông cấp cho các chuyên gia nước ngoài giảm hơn 60% trong nửa đầu năm 2020; Kuwait cho biết họ sẽ sa thải một nửa số nhân viên nước ngoài của mình trong các bộ chính phủ và thay vào đó tuyển dụng người dân địa phương; và người ta ước tính Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có thể mất 1/10 cư dân nước ngoài do việc làm bị cắt giảm.

Lao động nước ngoài ở Singapore, Hong Kong, Ả Rập... mất việc vì đại dịch: Cuộc chuyển giao chi phí thất nghiệp về nơi cung ứng nguồn lao động? - Ảnh 1.

Chế độ lao động

Nhà kinh tế học Walter Theseira của Đại học Khoa học Xã hội Singapore cho biết việc giảm lao động nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế là một cách "chuyển giao chi phí thất nghiệp của xã hội sang các nước cung ứng nguồn lao động", vì người nước ngoài thất nghiệp có khả năng trở về nước.

Tuy nhiên, việc mất nguồn lao động nước ngoài có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân lực khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, theo Ling của ngân hàng OCBC - mặc dù Theseira cho biết thị trường lao động của Singapore có một số hạn chế đó là chỉ mong muốn cho "tương lai gần", vì nó sẽ khuyến khích các nhà tuyển dụng xem xét người Singapore trước khi thuê người nước ngoài.

Mặc dù việc tuyển dụng việc làm tại địa phương được gia tăng, nhiều cơ hội hiện có tại thành phố thuộc loại "ít được ưa chuộng" do sự không phù hợp giữa công việc và kỹ năng, Theseira nói. Một vài công việc có vai trò tạm thời hoặc được gia hạn theo hợp đồng được tài trợ bằng các biện pháp ngân sách, chẳng hạn như các đại sứ truyền thông xã hội có nhiệm vụ nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người.

Về dài hạn, các nhà kinh tế đồng ý rằng Singapore, quốc gia chỉ có 4 triệu công dân, dân thường trú và có hơn 1 triệu lao động nước ngoài - 1,43 triệu trước đại dịch 2019 - sẽ cần thuê nhân tài từ khắp nơi trên thế giới để duy trì sự cạnh tranh với các nước khác. Theseira cho biết "không có cách nào" để lực lượng lao động phát triển hoặc được duy trì mà không cần nhập cư. Ông nói: "Mức sinh ở thành phố này đơn giản là quá thấp và hầu hết những người Singapore có thể đi làm đều đã tham gia lực lượng lao động."

Bên cạnh đó, tài năng nước ngoài cũng có thể mang lại những kết nối xuyên quốc gia, bí quyết kinh doanh, hiểu biết khoa học và sự đa dạng văn hóa, "tất cả đều góp phần đưa Singapore trở thành một thành phố toàn cầu", Deng Liuchun, chuyên gia kinh tế tại Đại học Yale-NUS cho biết. Deng cho biết vẫn chưa rõ liệu những người lao động có tay nghề cao có miễn cưỡng quay lại Singapore hay không, nơi mà "mọi người nhìn thấy rủi ro khi làm việc cho một thành phố mà đại dịch có thể chuyển thành một cơn sóng thần về kinh tế".

Đối với một số công ty hoạt động ở các thành phố khó xin visa cho người nước ngoài và chỗ ở đắt đỏ, đại dịch là một cơ hội để người lao động có thể xử lý các công việc từ xa.

Vào tháng 2, nền tảng phát trực tuyến nhạc Spotify đã thông báo rằng họ đang thực hiện chính sách "làm việc từ mọi nơi" cho tất cả nhân viên, chính sách này sẽ vẫn được duy trì ngay cả sau Covid-19. Điều này cho phép họ làm việc từ bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ thành phố nào. Công ty thanh toán trực tuyến Stripe cũng nói với những nhân viên sẽ rời khỏi San Francisco, New York hoặc Seattle rằng họ sẽ bị giảm lương, nhưng cũng nhận được khoản thanh toán một lần là 20.000 USD. Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Viện Manhattan cho thấy, gần một nửa số người New York kiếm được hơn 100.000 USD một năm đã cân nhắc rời thành phố để làm việc từ xa tại một địa điểm có chi phí thấp hơn.

Nhà kinh tế cấp cao Irvin Seah của DBS cho biết ông có linh cảm rằng điều này cũng có thể xảy ra với Singapore, nơi các công việc có tay nghề cao được thực hiện từ xa và các nhân viên có thể làm việc tại thành phố họ đang sinh sống. Ông coi đây là "cơ hội để giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài".

Lao động nước ngoài ở Singapore, Hong Kong, Ả Rập... mất việc vì đại dịch: Cuộc chuyển giao chi phí thất nghiệp về nơi cung ứng nguồn lao động? - Ảnh 2.

Chất lượng cuộc sống

Công việc của Ella Sherman là đại lý bất động sản cho người nước ngoài tại Knight Frank, đây là công việc kiếm thêm ngoài công việc nhân sự hằng ngày. Cô cho biết có quen với một luật sư người nước ngoài làm việc cho một công ty luật Singapore, cô đã đi đến Anh trong thời gian dịch bệnh. Vì vậy, cô ấy và chồng có thể gần gũi với con cái của họ khi chúng đang học nội trú ở đó. Cô ấy đã có thể tiếp tục duy trì công việc từ xa, nhưng vẫn giữ được nhà của mình ở Singapore khi họ có dự định trở về.

Sherman cho biết ví dụ về cô luật sư đó không phải là một ví dụ cá biệt. "Nhiều người đang có cuộc sống kép và thu nhập gấp đôi" cô nói.

Julia Radchenko, quản lý toàn cầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại công ty tư vấn Mercer, cho biết việc phân bổ "công việc linh hoạt" cho đến nay vẫn chỉ là tin đồn và cô chưa thấy bằng chứng rõ ràng về việc các công ty ở Singapore làm như vậy. Trên thực tế, cô cho rằng tài năng sẽ tiếp tục đến với Singapore, đặc biệt là khi nước này đang đối phó với đại dịch.

"Vẫn còn phải xem liệu các thành phố lớn có mất đi sức hấp dẫn hay không. Sau tất cả, họ có cơ sở hạ tầng, tiếp cận các cơ sở giáo dục và y tế, tiếp cận được các sự kiện thực tế đang diễn ra, tiếp cận được các văn phòng và mạng lưới phân phối của họ." Radchenko nói. Cô ấy nhận thấy rằng những người sẵn sàng chuyển nơi làm việc đang xem xét lại sở thích của họ và "những lựa chọn hàng đầu của họ phần lớn phản ánh sự thành công của các quốc gia trong việc kiểm soát dịch Covid-19".

Radchenko cho biết Hoa Kỳ không còn là điểm đến làm việc phổ biến nhất thế giới "trong khi các quốc gia kiểm soát virus Corona tương đối tốt như Nhật Bản, Singapore và New Zealand, đã có được sự gia tăng nhân lực nhanh chóng".

Theseira nói thêm: "Do mức lương, cơ hội nghề nghiệp và mức sống cao của chúng ta, nên nguồn cung nhân lực nước ngoài dư thừa đều muốn chuyển đến Singapore làm việc."

Ví dụ, Wong vẫn hy vọng cô ấy có thể tìm được việc làm ở Singapore và trở về đất nước này. Cô nói: "Tôi có bạn bè, cuộc sống và Singapore mang lại chất lượng cuộc sống tốt cho tôi."

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM