Làm thế nào mà Israel xây dựng được một trong những đội quân an ninh mạng "khủng" nhất thế giới?

28/11/2016 11:29 AM | Công nghệ

Đơn vị 8200 thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel là một đơn vị quân đội có tiếng trên thế giới.

Ba năm trước, cô bé Iana Gutman trả lời rằng mình “không biết chút gì về máy tính” khi được hai người lính hỏi về việc đầu quân cho một chương trình huấn luyện an ninh mạng của chính phủ, khi đó Iana mới đang học trung học tạo một thành phố phía Nam Israel.

Hiện giờ, cô bé đã 17 tuổi và vừa hoàn thành năm thứ ba của chương trình huấn luyện an ninh mạng có tên Magshimim – cô bé đã sẵn sàng trở thành một người lính mạng.

Gutman cùng với bạn trai của em là May Kogan – một học sinh cũng thuộc chương trình Magshimim, sẽ trải qua một trại hè dành riêng cho những thiếu niên Israel đang theo học ngành an ninh mạng. Cả hai em vừa mới hoàn thành dự án cuối cùng tại trường học, đó là xây dựng một ứng dụng giúp giáo viên có thể điều khiển máy tính học sinh từ xa. Ứng dụng trên sẽ cho phép giáo viên chỉnh sửa lịch học, thông báo nghỉ, ...

Nhiều nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, cũng có những chương trình giảng dạy về code hay các kĩ năng máy tính như vậy, nhiều chương trình nhắm tới việc thu hút giới trẻ tham gia vào hoạt động tìm hiểu về máy tính. Nhưng với đất nước Israel lại cực kì coi trọng nhánh giáo dục này.

Họ là một trong số ít quốc gia xây dựng một chương trình đào tạo lớn, tập trung hoàn toàn vào việc huấn luyện nên những người lính mạng tương lai. Một phần của việc đầu tư này là do đất nước Israel luôn nằm trong tình trạng bị đe dọa bởi chiến tranh, cả trên chiến trường thực tế lẫn chiến trường mạng.

Bắt đầu từ lớp 9, các thiếu niên tại các thành phố bên ngoài khu vực trung tâm sẽ được kiểm tra và đưa vào danh sách tham dự chương trình giáo dục an ninh mạng này.

Chương trình Magshimim này được chính thức khởi động vào năm 2011 bởi Quỹ Rashi, một tổ chức tập trung vào việc hỗ trợ những thiếu niên thuộc tầng lớp có ít đặc quyền xã hội. Năm 2013, tổ chức nàyđ được đồng tài trợ bởi Bộ Quốc phòng Israel.

Tính tới nay, đã có hơn 530 học sinh hoàn thành khóa học này và các dự tính hiện tại cho thấy chương trình Magshimim đang nhắm tới việc tăng kích cỡ khóa học lên gấp 10 lần hiện tại, từ hỗ trợ 400 học sinh lên 4.800 học sinh trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Các em được học về an ninh mạng từ rất sớm.
Các em được học về an ninh mạng từ rất sớm.

Trung bình, chương trình này nhận vào khoảng 30% thí sinh đăng kí. Học sinh sẽ được tuyển sau khi trả qua một loạt các bài kiểm tra cũng như các buổi phỏng vấn, nhưng các em lại không cần một yếu tố tưởng như quan trọng nhất, đó là có kinh nghiệm sử dụng máy tính. Đó là lý do tại sao em Gutman và nhiều em khác, dù không biết dùng máy tính nhưng vẫn được nhận vào đào tạo.

Em Revital Baron, 17 tuổi cũng là một trường hợp tương tự. “Em chỉ biết sử dụng máy tính để vào Facebook và chơi điện tử”, đó là những gì em Baron nói trong buổi phỏng vấn trước khi tham dự chương trình Magshimim này. Hiện tại, em đã hoàn thành trương trình học với dự án tốt nghiệp của em là tạo ra một bản đồ thực của một không gian cho trước, với việc sử dụng các cảm biến siêu thanh để tính toán độ rộng và các bề mặt, các chướng ngại vật có trong không gian đó.

Khóa học sẽ diễn ra song song với các môn học thường ngày của các em. Thông thường, sẽ có 2 buổi học một tuần với mỗi buổi là một bài huấn luyện kéo dài 3 tiếng, các buổi học thêm này sẽ diễn ra sau mỗi giờ học chính khóa, kéo dài xuyên suốt từ lớp 10 cho tới lớp 12.

Và gia nhập hàng ngũ bảo vệ Tổ quốc cũng từ rất sớm.
Và gia nhập hàng ngũ bảo vệ Tổ quốc cũng từ rất sớm.

Trong suốt 3 năm đào tạo, các em sẽ học cách viết chương trình máy tính, học các thuyết liên quan tới máy tính, học các công cụ giải mã máy tính, nghiên cứu cấu trúc và việc thiết kế mạng lưới máy tính. Với sự cố gắng và tận tụy đó, học sinh sau ba năm Trung học phổ thông sẽ có được trình độ so sánh được với một sinh viên trường khoa học máy tính tại Mỹ.

Đây là những bước chuẩn bị đầu tiên để những học sinh này thực sự bước vào đội ngũ cấp cao của Lực lượng Phòng vệ Israel. Và bộ phận tác chiến mạng và tình báo mang tên Đơn vị 8200 là điểm đến của những chiến binh mạng tương lai này.

Tại Mỹ, trong số những học sinh hoàn thành khóa học kĩ sư cũng như các ngành khoa học máy tính, số lượng nữ và số những sinh viên ít quyền lợi là cực kì nhỏ - rất nhiều các hạng mục kĩ thuật chính thiếu đi mất sự đa dạng. Đất nước Israel cũng lo lắng điều tương tự xảy ra, và đó là lý do tại sao chương trình Magshimim đặc biệt nhắm tới những học sinh như vậy: những em nữ, những học sinh theo đạo và những em đến từ các khu vực bên ngoài các thành phố lớn.

Những công việc về mạng và máy tính thiếu hụt sự đa dạng.
Những công việc về mạng và máy tính thiếu hụt sự đa dạng.

Và để lôi kéo các em đến với ngành khoa học quan trọng, thú vị nhưng bị cho là nhàm chán này, chương trình Magshimim phải tiến hành “tuyển quân” từ khi các em còn rất trẻ, trước khi các em có những định kiến về việc mình làm được gì và không làm được gì.

Bởi lẽ chương trình này không chỉ tập trung tuyển những em thông minh mà còn tuyển những thành viên năng nổ trong việc tham gia hoạt động xã hội, một phần cũng vì tuyển được nhiều em nữ nữa, vì thế các học sinh theo học khóa Magshimim đa số có tính cách hướng ngoại, trái với những gì ta thường thấy ở một sinh viên khoa học máy tính.

“Em có cảm giác rằng Magshimim là ngôi nhà thứ hai của mình”, em Baron nói. “Bạn thân của em đều là các bạn cùng theo học tại Magshimim cả”. Bên cạnh đó, các lớp học này còn thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm kết nối tình cảm giữa các học sinh, như các buổi tối Cyber Nights, nơi các em có thể tụ họp lại, tập luyện kĩ năng hack của mình xuyên suốt đêm. Những buổi tối tập luyện mà ta thường thấy tại các đại học ở Mỹ.

Ví dụ, một trong những sự kiện tại Magshimin diễn ra cách đây vài năm đã yêu cầu toàn bộ học sinh điều tra một vụ án mất trộm pizza. Các em đã phải đột nhập được vào hệ thống tòa nhà đó, tìm đoạn video của tên trộm bánh và phần thưởng thu được tất nhiên là chiếc bánh pizza thơm ngon kia.

Những âm mưu tấn công có thể đến từ bất kì đâu.
Những âm mưu tấn công có thể đến từ bất kì đâu.

Việc chuẩn bị cho lớp trẻ như vậy hoàn toàn không thừa. Những mối nguy vẫn rình rập thường xuyên và với một mạng lưới Internet ngày càng phát triển như hiện nay, những vụ tấn công có thể tới từ bất kì đâu, bất kể trong hay ngoài nước. "Vụ trộm bánh pizza" chỉ là một bước chuẩn bị nhỏ cho một cuộc tấn công quy mô của bất kì một tổ chức nào. Các học sinh theo học chương trình Magshimim cũng hiểu như vậy, đây là chiến tranh.

Nước chúng em là một nước nhỏ và cũng có rất nhiều kẻ thù, vì vậy chúng em phải bảo đảm cho thông tin của mình được an toàn”, em May Kogan, một học sinh theo học khóa Magshimim nói. "Khi chúng em còn là những đứa trẻ, chúng em đã không thể làm gì trước những mối nguy đó nhưng giờ đây khi chúng em thực sự bước vào hàng ngũ lính, chúng em đã có thể làm được điều gì đó cho Tổ quốc".

Những người lính trẻ tuổi này ý thức được rằng những mối nguy hại đến từ mạng Internet cũng không kém phần nguy hiểm như súng đạn trên chiến trường. Trong thời đại "thông tin là sức mạnh" này, thì việc đảm bảo sức mạnh cho mình và đảm bảo rằng sức mạnh của cả cộng đồng không lọt ra ngoài quả thực là một thử thách không hề nhỏ.

Nhưng sức trẻ có thể làm được điều đó, lớp trẻ sẽ là những người bảo vệ, gánh và và tiếp bước cha ông không chỉ tại Israel, mà còn ở bất kì nơi nào trên thế giới!

Cùng chuyên mục
XEM