Làm sao không có quyền hạn gì vẫn có thể thuyết phục được sếp làm theo ý mình?
Việc đưa một ý tưởng mới và thực hiện luôn là một công việc đầy khó khăn và thử thách trong một tổ chức, công ty bởi nhiều lý do. Một trong những rào cản lớn nhất đó là bức tường mang tên “sếp”.
Vậy làm thế nào để đánh thắng phòng tuyến này? Đó là cả một nghệ thuật mang tên THUYẾT PHỤC.
Ví dụ nhé, công việc của bạn không cần bạn phải có mặt ở văn phòng thường xuyên. Vậy làm thế nào để thuyết phục ông chủ của bạn rằng bạn muốn ở nhà làm việc một lần một tuần?
Đừng giải thích rằng việc đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi làm. Hãy nhấn mạnh rằng nhờ đó bạn có thể bắt đầu làm việc một giờ trước đó. Chỉ ra các lợi ích như bạn sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Lợi ích này sẽ khiến sếp của bạn cân nhắc để bạn thử làm việc ở nhà trong một tuần chẳng hạn.
Hãy đặt mình vào vị trí của sếp, hoặc cấp trên của bạn, điều này sẽ giúp bạn đưa ra những đề nghị thuyết phục hơn.
Nghệ thuật thuyết phục
1. Hãy đưa ra những đề nghị phù hợp với mục tiêu của sếp
Nếu bạn đưa ra lý do, “nếu tôi có thể chủ động làm việc này, cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng hơn.”
Thực tế, sếp không quan tâm lắm tới cuộc sống của bạn có dễ dàng hơn hay không đâu. Vì thế, hãy chú ý tới hiệu quả công việc.
Hãy thử liệt kê ra những lý do khiến sếp phải “thích mê” như điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc của cả nhóm, tăng doanh số bán hàng...
2. Chú ý tới các vấn đề của sếp
Những ý tưởng mới thường nảy sinh từ vấn đề bạn đang gặp phải trong công việc hàng ngày của bạn. Vì thế bạn thường chỉ tập trung quá nhiều vào các vấn đề của riêng mình.
Vì thế hay thử đổi cách tiếp cận xem sao.
Thay vì quan tâm tới vấn đề của mình đầu tiên, bạn đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu được thế giới quan của sếp, hiểu được mục tiêu cũng như các mục tiêu của họ để từ đó đưa ra lời đề nghị thật thuyết phục.
3. Tạo “thương hiệu” nhân viên ưu tú
Sếp bao giờ chẳng ưu ái nhân viên ưu tú. Việc bạn là một nhân viên mẫn cán đã là một sự thuyết phục rất lớn đối với sếp rồi. Bởi đó chính là niềm tin được gây dựng trong công việc.
Trong một cơ quan, tổ chức, cái gọi là "hiệu ứng anh hùng” tương tự như cách thương hiệu tác động tới người dùng. Khi bạn càng được biết đến và nói nhiều thì càng có nhiều người tin tưởng điều đó.
Jeffrey Pfeffer, trong cuốn sách mang tên “amazing book power” đã mỉa mai rằng, miễn là bạn luôn làm cho ông chủ của bạn thấy vui, hiệu suất làm việc chẳng mấy quan trọng.
Hãy quan sát và phân tích. Cách tốt nhất để có được sự chú ý của sếp là phải chú ý đặc biệt đến những gì sếp của bạn quan tâm.
Hãy nhớ rằng các sếp luôn để xem xét ý tưởng từ những người mà họ cho là những nhân viên nổi bật trong nhóm. Việc đó không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả công việc của bạn mà còn phụ thuộc vào cách sếp thấy kết quả của bạn như thế nào.
Xây dựng thương hiệu tốt cần có thời gian. Hãy kiên nhẫn và bắt đầu dần dần.
4. Lợi dụng hiệu quả của việc gấp
Hầu hết các công ty đều bảo thủ và không muốn thực hiện những ý tưởng mới. Vì thế hãy khéo léo đề cập tới việc đối thủ cạnh tranh và so sánh. Bạn có thể nhắc tới đối thủ cạnh tranh và nhấn mạnh rằng họ đã thực hiện ý tưởng này và thành công rồi. Chẳng ông sếp nào muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua thương trường cả đâu.
5. Lấy ý tưởng từ các cuốn sách kinh doanh
Các cuốn sách kinh doanh đầy rẫy những ý tưởng độc đáo. Hãy tìm và chọn lọc cho phù hợp với công ty của bạn và đề đạt với sếp.
6. Xin trợ giúp từ đồng nghiệp được tín nhiệm
Nếu ý tưởng của bạn thực sự mạng lại lợi nhuận cho công ty hãy đừng ngần ngại đưa cho đồng nghiệp có tiếng nói trong công ty xem và góp ý đồng thời nhờ họ thuyết phục sếp cùng mình.
7. Biết cách truyền đạt và hiện thực hóa mục tiêu bằng số liệu
Số liệu không nói dối. Vấn đề là bạn phải sử dụng số liệu đó như thế nào cho hợp lý để tạo ấn tượng với sếp. Bí quyết là phải khiến cho mức rủi ro và chi phí ở mức tối thiểu.
8. Và khi sếp đồng ý thì hãy cố gắng hết sức để khiến ý tưởng đó thành công
Việc bạn nỗ lực và thành công trong việc hiện thực hóa ý tưởng sẽ giúp bạn trở nên đáng tin trong mắt sếp hơn nhiều những lời nói suông. Hãy nhớ, hành động bao giờ cũng mạnh hơn lời nói.