Học cách thuyết phục người khác theo phương pháp "giải cứu con tin"
Simon Horton, một chuyên gia thương lượng, giải cứu con tin đã chia sẻ cách thức để đàm phán hiệu quả trong bất kì tình huống nào.
Thuyết phục người khác là một trong những nghệ thuật sống mà không phải ai cũng có thể trở thành một nghệ sĩ giỏi.
Để thành công trong việc đàm phán và thuyết phục đối tượng nào đi chăng nữa, nếu không phải là một người có tố chất thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải tự luyện tập lấy kinh nghiệm cho bản thân.
Là người đã từng tham gia vào không ít những cuộc thương lượng giải cứu con tin và tác giả của cuốn Cẩm nang về đàm phán, ông Simon Horton mong muốn chia sẻ cùng độc giả những lời khuyên súc tích nhất giúp bạn có thể dành chiến thắng trong các cuộc đàm phán và thương lượng được những gì bạn muốn.
Đàm phán trước gương
Chia sẻ với tờ Daily Mail, tác giả Horton nói: “Trong các tình huống đàm phán, mọi người thường có xu hướng hợp tác và tỏ ra đáng tin cậy hơn nếu trước họ có một chiếc gương”.
Nếu bạn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong gương thì rõ ràng, bạn sẽ có nhiều khả năng đi đến một thỏa thuận cả về kinh doanh lẫn trong các vụ liên quan đến ly hôn. Nếu chúng ta thấy được chúng ta thực sự là ai thì chắc chắn chúng ta sẽ có những hành xử hợp lí hơn. Và đó chẳng phải là điều chúng ta muốn ở người đối diện trong các cuộc đàm phán đó sao?
Hãy đàm phán vào buổi sáng
Khi lượng đường trong máu của bạn ở mức cao, bạn sẽ có xu hướng “tiến bước” và thực hiện những quyết định khó khăn, ông Horton nói. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu hội đồng Tạm tha họp và xem xét các trường hợp tạm tha của tù nhân nào đó sau bữa sáng, thì khả năng nhiều tù nhân sẽ được nhận quyết định tạm tha hơn.
Nếu bạn muốn khuyến khích ai đó có niềm tin để nhảy vọt qua một thử thách nào đó và làm theo những lời bạn nói, hãy mua cho họ một ổ bánh sô cô la thơm ngon và một vài chiếc bánh sừng bò cùng một cốc Frappuccinos ngọt ngào vào lúc 7 giờ sáng!
Hãy giải thích bạn muốn điều gì và tại sao bạn muốn (dù điều đó nghe có vẻ vô nghĩa)
Khi ai đó cố tình chen ngang trước mặt khi bạn đang xếp hàng mua nước, bạn rõ ràng sẽ phản ứng ngay tức thì. Tuy nhiên, nếu họ đưa ra được lời giải thích chẳng hạn như “nhà tôi đang bị cháy và tôi cần mua nước về dập lửa” thì chắc chắn bạn không thể không nói : “OK!”.
Tác giả Horton cho rằng, nhiều lí do nghe rất vô lí và ngớ ngẩn. Nhưng điều quan trọng là bạn hãy cố gắng đưa ra ít nhất là một nguyên nhân cho động cơ hành động của mình thay vì chỉ biết yêu cầu thứ bạn muốn.
Hãy chạm vào người bạn muốn thuyết phục
Chuyên gia Simon Horton chia sẻ rằng: “cơ chế cơ bản mang lại sức mạnh cho công cụ đàm phán qua việc tiếp xúc là sự tăng nồng độ oxytocin trong máu”. Đây là một mối liên hệ về hóa học cho chúng ta biết rằng bạn và người chúng ta đang đàm phán đang ở cùng một phía với nhau.
Ông Horton cho biết, hành động này rất hữu hiệu khi bạn đang cố gắng xin được tăng lương hay thuyết phục người bán hàng trong một cửa hàng giảm giá cho hàng bạn muốn mua. Nghe có vẻ hài hước nhưng điều này giống như một cậu bé tuổi teen, trong một bộ phim, đang cố gắng chạm vào cô gái mình thích để đạt được nụ hôn đầu tiên vậy.
Hãy trình bày ý tưởng của một kẻ thù chung
Ý tưởng ở đây là bạn muốn người mình đang cố gắng đàm phán liên tưởng tới một kịch bản có thể bất lợi cho cả họ lẫn bản thân bạn. “Thường thì một kẻ bắt cóc con tin sẽ có cảm giác rằng Thế giới này chính là kẻ thù khiến họ đi lầm đường lạc lối. Khi bạn hiểu được vấn đề, hãy nói “Chúng tôi không bao giờ muốn họ tước đoạt điều này cả” và sử dụng kẻ thù chung ấy làm động lực cho cuộc thương lượng. “Tôi cảm thấy thế nào ông Donald Trump cũng dùng phương thức này để đàm phán với Nga và Trung Quốc”
Chèn thông điệp vào tiềm thức người đối diện
Phương pháp này vô cùng hiệu nghiệm đối với những trẻ lười làm việc vặt trong nhà. Ông Horton gợi ý nếu muốn thuyết phục trẻ làm việc nhà, các bậc phụ huynh đừng tạo áp lực bằng việc quát tháo hay nói những câu nói mang tính thù địch.
Thay vào đó, bạn có thể nói: “Mẹ đang không biết ai sẽ dọn phòng được đây. Con quyết định nhé!”. Hoặc: “Phòng khách sạch quá, phòng của con hôm nay nhìn cũng rất gọn gàng”. “ Điều quan trọng nhất là bạn vừa giúp trẻ tiếp thu được một thông điệp là “ dọn phòng” vào tâm trí của chúng. Trẻ em ngày nay có thể quá “khôn ngoan” với phương pháp này, song nó cũng rất đáng để thử bởi hiệu quả mang lại thì sẽ có tác dụng rất lâu dài".