Làm sao để làm việc chăm chỉ một cách thông minh?
Những thói quen là điều khiến một nhà lãnh đạo trung bình khác biệt với một nhà lãnh đạo vĩ đại. Chúng ta có thể tranh luận rằng tài năng là yếu tố lớn nhất hay khả năng thu hút. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng những nhà lãnh đạo vĩ đại có các thói quen tuyệt vời và biết cách làm việc chăm chỉ một cách thông minh.
Làm việc chăm chỉ có thể đánh bại tài năng. Chìa khóa thành công không nằm ở tài năng hay khả năng của bạn. Tài năng và khả năng là cần thiết, nhưng chúng không phải là yếu tố chính. Chúng là những vai phụ trong câu chuyện bạn đang viết.
Làm việc chăm chỉ mới là chìa khóa thành công của bạn. Một thái độ làm việc nghiêm túc tạo ra động lực thúc đẩy bạn tiến tới mục tiêu của mình.
Dưới đây là 4 bước sẽ giúp bạn học cách làm việc chăm chỉ và đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình.
1. Hình dung về chiến thắng
Học cách làm việc chăm chỉ mà không đặt mục tiêu là điều vô nghĩa. Thật là điên rồ khi làm việc chăm chỉ mà không có định hướng rõ ràng để đặt năng lượng của bạn. Xác định chiến thắng là một trong những thói quen quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo có thể có.
Khi bạn xác định chiến thắng, bạn biết mục tiêu phải vượt qua. Biết được vị trí của đường mục tiêu thông báo cho bạn về hoạt động phải tham gia để vượt qua nó. Nếu không có phương hướng rõ ràng, bạn đang quay bánh xe của mình với hy vọng rằng sẽ đến một điểm nào đó chưa xác định. Nó giống như yêu cầu GPS chỉ đường nhưng không nhập được điểm đến.
4 bước để xác định chiến thắng:
- Biết kết quả mà bạn mong muốn.
- Tuyên bố kết quả bằng các thuật ngữ cụ thể, có ý nghĩa.
- Viết ra kết quả.
- Đặt danh sách hoạt động của bạn để chỉ thực hiện để hoàn thành mục tiêu.
Một điều không thể thiếu nữa là tạo thói quen tuyên bố thắng. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ thấy năng suất và sự tự khích lệ sẽ tăng vọt. Kết hợp với một ý thức làm việc chăm chỉ với những quyết định khôn ngoan tạo nên chiến thắng. Hãy ngừng làm con chuột trên bánh xe chẳng đi đến đâu và bắt đầu trở thành thuyền trưởng con thuyền của mình.
2. Đánh giá hoạt động của bạn
Không phải tất cả các hoạt động đều bình đẳng. Có những việc bạn phải làm, những việc bạn cần làm và những việc chúng ta có thể gạt đi hoặc xóa bỏ. Thách thức lớn nhất của một nhà lãnh đạo là hiểu được sự khác biệt này. Hiểu hoạt động nào là công việc bận rộn và hoạt động nào là công việc quan trọng là điều then chốt.
Chúng ta không chỉ cần học cách đánh giá hoạt động của mình mà còn phải biến điều này thành một thói quen cốt lõi trong kho vũ khí thành công. Hãy ngừng làm việc chăm chỉ với mọi thứ và bắt đầu học cách làm việc chăm chỉ cho những thứ phù hợp.
Dựa trên ma trận Eisenhower, có 4 điều mà bạn cần xem xét khi quyết định hoạt động nào là quan trọng:
- Làm ngay bây giờ
- Lên kế hoạch làm điều đó sau
- Ủy quyền cho người khác
- Bỏ đi
Những câu hỏi mạnh mẽ sau là cách bạn khám phá xem hoạt động có quan trọng hay không:
- Hoạt động này có giúp tôi hướng tới hay rời xa mục tiêu của mình không?
- Tôi có phải thực hiện hoạt động này không hay có thể chuyển cho người khác?
- Hoạt động này phải diễn ra ngay bây giờ hay có thể được lên lịch vào những ngày sau?
- Hoạt động này có phải được tôi hoàn thành toàn bộ không?
Đánh giá loại hoạt động bạn tham gia nên là một thói quen hàng ngày. Học cách làm việc chăm chỉ sẽ tạo ra sự tiến bộ. Có một hệ thống đánh giá và một thói quen để làm điều đó sẽ hữu ích.
3. Ưu tiên lịch của bạn
Khi bạn thiếu thói quen sắp xếp mọi thứ trên lịch của mình, hai điều sẽ xảy ra khiến bạn không thể đi xa hơn.
Đầu tiên, những gì không có trên lịch thì sẽ không có gì được thực hiện.
Đó là một sự thật đơn giản thường bị bỏ qua. Lịch bàn của bạn chứa đựng sức mạnh thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta không sử dụng lịch của mình ở mức tối đa.
"Bạn sẽ không bao giờ thay đổi cuộc sống của mình cho đến khi bạn thay đổi điều gì đó vẫn làm hàng ngày. Bí mật thành công của bạn được tìm thấy trong thói quen hàng ngày của bạn", John C. Maxwell từng khẳng định như vậy.
Ngoài ra, nếu bạn không đánh dấu các hoạt động của mình trên lịch của mình, bạn đang để ngỏ cho các hoạt động ưu tiên của người khác.
"Điều quan trọng không phải là ưu tiên những gì trong lịch trình của bạn, mà là sắp xếp các ưu tiên của bạn", Stephen Covey khẳng định.
Có một thói quen sắp xếp kế hoạch lên trên lịch của mình là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của bạn.
4. Suy ngẫm về ngày của bạn và lập kế hoạch tiếp theo
Mọi người thường nói nhiều về tầm quan trọng của thói quen buổi sáng. Nếu bạn chiến thắng buổi sáng của mình, bạn sẽ giành chiến thắng trong ngày của mình. Nhưng bạn đã bao giờ nghe mọi người nói về thói quen buổi tối? Chiến thắng vào ngày mai diễn ra một ngày trước khi nó thực sự đến. Khi bạn không lên kế hoạch cho ngày của mình, bạn có thể sẽ nỗ lực vào những điều sai hướng. Sự do dự thay thế sự quyết đoán. Mất mát thay thế cho chiến thắng. Sự chán nản sẽ làm giảm động lực của bạn và làm tăng khả năng trì hoãn. Đó là lý do tại sao bạn cần đặt lịch trình của mình vào đêm hôm trước.
"Mọi trận chiến đều có thắng hay thua trước khi nó diễn ra", Lão Tử từng nói như vậy.
Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học cách làm việc chăm chỉ nếu bạn làm việc thông minh. Có một khoảng thời gian mà bạn suy ngẫm trong ngày và đặt các ưu tiên của mình là yếu tố tạo ra sự khác biệt.
Sử dụng những câu hỏi sau để suy ngẫm về ngày của bạn:
- Điều gì đã diễn ra tốt đẹp?
- Điều gì không suôn sẻ?
- Tôi có thể thay đổi điều gì?
- Tôi cần bắt đầu làm gì?
- Tôi cần phải ngừng làm gì?