Là lãnh đạo, bạn không chỉ dẫn dắt nhân viên đến thành công mà còn đưa họ bước qua thành công

12/03/2020 09:23 AM | Quản trị

Là lãnh đạo, ai cũng sẽ phải đối mặt với 5 bài kiểm tra dưới đây.

Những bài kiểm tra thật kinh khủng. Thời cấp 3, bài kiểm tra chỉ là để xem thử bạn nhớ bao nhiêu kiến thức đã học trong một số tuần nhất định, không quan trọng là bạn có thể hiểu hay áp dụng kiến thức đó bao nhiêu.

Trong các mối quan hệ hẹn hò, các bài kiểm tra có thể đơn giản như là người ta hỏi bạn rằng bạn đã hẹn hò được bao lâu rồi, người đó nhìn bạn, chờ đợi câu trả lời từ phía bạn. Bạn biết "ánh nhìn đó" mà đúng không? Người mà nói "và đây là lúc mà bạn tỏa sáng … tôi hy vọng bạn biết câu trả lời."

Trong lãnh đạo, các bài kiểm tra thường là các tình huống thử thách khả năng lãnh đạo và sức bền của bạn. Thông thường, nếu bạn vượt qua bài kiểm tra thì bạn được đánh giá cao hơn.

Mỗi người trong suốt quá trình lãnh đạo của mình sẽ phải đối mặt với các bài kiểm tra khác nhau. Một số bài kiểm tra là đạt/ không đạt, một số bài kiểm tra bất chợt, một số bài kiểm tra theo định kỳ và một số bài kiểm tra là dự án nhóm (kinh khủng nhất).

Trong quá trình lãnh đạo, bạn có thể sẽ phải đối mặt với 5 bài kiểm tra dưới đây. Và đây là cách bạn có thể đối phó với chúng.

Thành công

Cho dù là thành công trong một khoảnh khắc hay thành công trong một mùa, thì thành công cũng là một bài kiểm tra.

Thành công là một thứ đáng được tôn vinh, là thứ đáng tự hào và là thứ có thể giúp tổ chức của bạn có những bước tiến lớn trong chinh phục tầm nhìn.

Tuy nhiên, thành công cũng có thể là điềm báo của sự tự mãn.

Giống chó Yorkie lớn gọi là Hổ. "Chó hổ" sẽ sủa khi một chiếc lá lung lay. Nó dành cả buổi chiều để bắt chim, sủa con sóc, và ngủ trưa. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày nó bắt được một con chim. Con chim đang bay giữa chừng, "con chó hổ" nhảy lên không trung, chộp lấy nó và đáp xuống đất.

Mặt nó sẽ nói lên tất cả … "Làm gì bây giờ?"

Khi đội ngũ của bạn đã thành công, đạt được mục tiêu và hoàn thành tầm nhìn của mình, làm gì tiếp theo đây? Là một người lãnh đạo, bạn phải có khả năng không chỉ dẫn dắt một nhóm đến thành công mà còn dẫn dắt họ bước qua thành công.

Mẹo: Bắt đầu thay đổi trước khi cần thay đổi. Khi bạn cảm thấy mọi thứ đang đạt đến đỉnh điểm, đó là thời gian bạn phải đánh giá các hệ thống, nhìn về tương lai, và chấp nhận những rủi ro cần thiết. Đừng đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống rồi mới bắt đầu xem xét cần làm gì tiếp theo.

Là lãnh đạo, bạn không chỉ dẫn dắt nhân viên đến thành công mà còn đưa họ bước qua thành công - Ảnh 1.

Áp lực

Lãnh đạo là một công việc khó khăn và khi bạn làm những điều đáng làm thì lại gặp phản đối. Khi áp lực tăng, thì đâu đâu bạn cũng thấy áp lực. Mọi người trong ngành coi bạn là đối thủ cạnh tranh, mọi người trong công ty thì không đồng ý với quyết định của bạn, nhân viên thì thích những gì dễ dàng hơn, ...

Nếu bạn đang làm một điều gì đó đáng làm, thì đó sẽ là điều mà người khác cảm thấy đáng phản đối.

Khi áp lực tăng và có một số tác động bên ngoài tầm kiểm soát của bạn cố gắng làm cho bạn mất kiểm soát, đó chính là lúc năng lực lãnh đạo của bạn được kiểm tra. Áp lực nào cần phải bỏ qua, áp lực nào cần phải đối mặt, áp lực nào cần được chấp nhận?

Mẹo: Có một niềm tin nhất định đối với tầm nhìn và mục đích của mình. Bạn tin càng nhiều, nền tảng của bạn càng vững chắc, và bạn sẽ càng có khả năng điều hướng những áp lực khi chúng diễn ra theo cách bạn muốn.

Thất bại

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng liệu một bài kiểm tra về khả năng lãnh đạo sẽ như thế nào khi bạn thất bại?

Đó là khả năng tiến về phía trước khi gặp thất bại và người lãnh đạo tốt không được để thất bại ngăn cản mình. Nhưng tôi nghĩ không chỉ nhiêu đó. Kiểm tra năng lực lãnh đạo thông qua sự thất bại còn là bài kiểm tra khả năng phản ứng tức thì và khả năng điều chỉnh của bạn.

Bạn có thể xử lý thất bại mà không xem đó là chuyện cá nhân hay không? Bạn có thể thấy những bài học mình có được từ thất bại hay không? Bạn có thể coi trọng thất bại thay vì có thái độ tiêu cực với nó hay không?

Mẹo: Chấp nhận thất bại khi bạn có thể. Bạn sẽ ngăn chặn tiềm năng phát triển của mình nếu bạn coi thất bại là một thiếu sót. Thất bại trong chuyện gì đó có nghĩa là bạn thử làm gì đó nhưng nó không có hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa là bạn đã thử làm gì đó có tiềm năng và mang lại sự tăng trưởng. Khi bạn chấp nhận thất bại, hãy khoe nó với những người chấp nhận rủi ro, và nghĩ cách để bước tiếp.

Là lãnh đạo, bạn không chỉ dẫn dắt nhân viên đến thành công mà còn đưa họ bước qua thành công - Ảnh 2.

Trạng thái bình ổn

Bạn sẽ làm gì nếu mọi thứ vẫn … ổn?

Theo nhiều cách, "ổn" là trạng thái khiến bạn có thể dễ dàng đi vào môi trường độc hại và bạn biết rằng mình cần phải cải thiện nó. Khi một hệ thống đang không ổn, rối ren, thì bạn dễ dàng có thể cải thiện mọi thứ.

Nhưng bạn sẽ làm gì nếu mọi thứ vẫn đang …. ổn? Mọi thứ không có gì tệ cả, nhưng nó không cải thiện? Một bài kiểm tra lãnh đạo là anh/cô ấy sẽ lãnh đạo như thế nào khi văn hóa tổ chức đang hài lòng với hiện tại, nhưng thực ra nó lại bị trì trệ.

Mẹo: Khi phải đối mặt với trạng thái bình ổn, đây là 2 câu hỏi bạn có thể dùng để thúc đẩy hành động. Bạn có thể tạo ra thành công hay thất bại nào lớn lao không? Ai trong nhóm của bạn đang cản trở những người muốn thay đổi, và làm thế nào bạn có thể chỉnh đốn hay thay thế những thành viên đó?

Tập trung

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bài kiểm tra tập trung. Bài kiểm tra này vừa có cấp độ cá nhân vừa có cấp độ tổ chức.

Ở cấp độ cá nhân, đây là cuộc đấu tranh hàng ngày để xem bạn ưu tiên những gì quan trọng, gạt đi những phiền nhiễu và tận dụng tối đa mọi thời gian mà bạn có được. Đó là một cuộc đấu tranh để đảm bảo rằng bạn không đi lệch khỏi tầm nhìn. Không có nghĩa là bạn phải tận dụng giá trị của mỗi giây mỗi phút nhưng nó có nghĩa là ưu tiên những gì quan trọng.

Ở cấp độ tổ chức, duy trì sự tập trung có nghĩa là giữ tất cả mọi người trong đội ngũ, từ cấp trên cho đến cấp dưới, phải tập trung và hướng tới tầm nhìn của tổ chức. Đó là quá trình xem lại tầm nhìn, cung cấp chiến lược, sắp xếp các mục đích và ăn mừng chiến thắng.

Mẹo: lập ra MỘT MỤC TIÊU CHÍNH vào cuối ngày và viết nó ra, để trên bàn làm việc giúp bạn tập trung vào những hoạt động ngày hôm sau.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM