Kịch bản lừa đảo tinh vi mà mọi người cần biết

07/04/2025 14:18 PM | Pháp luật

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo siêu tinh vi.

Kịch bản lừa đảo tinh vi mà mọi người cần biết- Ảnh 1.

Đăng ký công việc IT, nhưng lại trở thành lừa đảo. Đây không còn là chuyện hiếm trong một kịch bản lừa đảo mới đang lan rộng khắp Đông Nam Á. Theo tờ AFP, anh Budi – một người bán trái cây ở Indonesia hay chồng của người phụ nữ Nanda – một người bán hàng rong, đều từng hy vọng vào một công việc lương cao ở nước ngoài, chỉ khi phát hiện ra mình bị giam giữ trong các khu vực canh phòng nghiêm ngặt thì phát hiện mình bị buộc phải thực hiện các trò lừa đảo trực tuyến.

“Ngay khi tôi đến, họ đưa tôi một kịch bản và bảo đọc. Thì ra là làm lừa đảo”, anh Budi nói với AFP. Làm việc 14 giờ mỗi ngày, bị giám sát liên tục, ăn uống kham khổ và chỉ nhận được một nửa lương hứa hẹn sau sáu tuần, anh Budi là nạn nhân của một hệ thống đang vận hành như một “cỗ máy lừa đảo công nghiệp”.

Tương tự, chồng chị Nanda bay sang Thái Lan vào giữa năm 2022 với lời hứa lương 20 triệu rupiah/tháng. Nhưng anh bị môi giới đưa qua Myanmar, tới một thị trấn nơi anh bị ép làm trong một tổ hợp lừa đảo trực tuyến hơn 15 giờ/ngày. Mỗi sáng điện thoại bị thu giữ, các tin nhắn bị kiểm tra – những khoảnh khắc hiếm hoi được liên lạc chỉ đủ để gửi vài tín hiệu mã hóa về tình trạng của mình.

Buộc phải nộp đơn xin làm lừa đảo để trả nợ và nuôi gia đình

Theo tờ Frontier, không chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ, một số người – như anh Ko Htet (sống tại Myanmar) – buộc phải nộp đơn xin làm lừa đảo. Anh Ko Htet từng trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến và mất toàn bộ số tiền tiết kiệm, thậm chí còn phải gánh thêm một khoản nợ hàng ngàn USD, trong khi vợ chồng đều thất nghiệp.

Sau đó, anh được “giới thiệu” công việc lương cao tại khu đô thị Yatai New City ở Shwe Kokko. “Anh biết công việc tại đây thực chất là lừa đảo. Ban đầu tôi từ chối. Nhưng họ bảo, làm vài tháng là trả hết nợ, còn có tiền gửi về nuôi con. Tôi đã quá mệt mỏi vì bị đòi nợ mỗi ngày,” anh kể lại.

Dù biết rõ rủi ro, cuối năm 2024, Ko Htet chủ động nộp đơn vào vị trí lừa đảo trực tuyến với mức lương 30.000 baht/tháng (khoảng 860 USD), bao gồm cả ăn ở. Tuy nhiên, vì không nói được tiếng Trung hay tiếng Anh – ngôn ngữ chính để lừa nạn nhân nước ngoài – anh bị chuyển sang bộ phận xử lý nạp – rút tiền cho các trang cá cược, với mức lương thấp hơn: 25.000 baht (khoảng 720 USD).

12 tiếng làm việc mỗi ngày, không được nghỉ, không dám nói chuyện

Mỗi ngày của Ko Htet bắt đầu lúc 7 giờ sáng với tiếng còi báo thức chói tai. Anh sống chung với 5 người khác trong một căn phòng nhỏ, cửa sổ bị bịt kín bằng băng keo đen. Sau bữa sáng từ 8h30 đến 9h30 – ai đến trễ sẽ nhịn đói – tất cả lao vào làm việc liên tục đến 22h đêm, không được phép nói chuyện trong lúc làm. Ngay cả trong phòng ngủ, họ cũng không dám trao đổi gì với nhau, vì sợ có “gián điệp nội bộ”.

Ko Htet cho biết: “Ngay cả việc dùng điện thoại cũng bị cấm. Nếu bị phát hiện gọi điện ra ngoài, tôi sẽ bị sa thải ngay lập tức và phải bồi thường toàn bộ lương còn lại trong hợp đồng.”

Mọi hoạt động bị giám sát qua CCTV và các giám sát trong băng đảng lừa đảo. Một người bạn cũ giới thiệu Ko Htet vào công việc này, người này hiện đã lên vị trí giám sát sau một năm làm scammer chuyên nghiệp – giả làm bạn bè hoặc người yêu để lừa nạn nhân đầu tư vào dự án ảo.

Bề ngoài, các công ty ở Shwe Kokko hoạt động như tập đoàn công nghệ hiện đại: có nơi ăn chốn ở, trả lương đầy đủ. Nhưng thực tế, mọi thứ đều bị kiểm soát.

Người lao động không thể chuyển tiền về nhà với tỷ giá thị trường. “Họ ép chúng tôi đổi qua ví KBZPay với tỷ giá thấp hơn 30–50 kyat. Không chấp nhận thì đi mà đổi ở ngoài – nhưng chúng tôi đâu được phép bước ra khỏi cổng”, Ko Htet chia sẻ.

Muốn nghỉ việc? Phải “mua tự do” bằng số tiền tương đương những tháng còn lại trong hợp đồng – có thể lên tới hàng nghìn USD. Một người bạn của Ko Htet từng trốn khỏi nơi làm việc, bị bắt lại.

Dù công ty từng tuyên bố: “Không có chuyện bóc lột, không lừa đảo”, nhưng theo lời Ko Htet: “Tất cả ở đây đều biết rõ sự thật”.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài : Đi nhiều nơi chưa thấy nhà thuốc nào tiêm chủng, ngày nhà thuốc An Khang có dịch vụ này còn xa vời

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài khẳng định ngày nhà thuốc An Khang có dịch vụ tiêm chủng còn xa vời và chưa có dự cảm được về mô hình này.

Tổng Giám đốc Techcombank: Các ngân hàng khác cũng có sinh lời tự động, nhưng chỉ giống chúng tôi ở cái tên

CEO Jens Lottner cho rằng, cần rất nhiều công nghệ, trí tuệ nhân tạo, cần nhiều sự kết nối giữa các sản phẩm khác nhau để việc Auto Earning thực sự hoạt động và chỉ có Techcombank làm được điều này.

FPT Long Châu đặt mục tiêu mở mới 430 cửa hàng trong năm 2025

FPT Long Châu đặt mục tiêu mở mới 430 cửa hàng trong năm 2025, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của FPT Retail, trong bối cảnh chuỗi nhà thuốc này chiếm gần 70% doanh thu toàn công ty quý I/2025.