Không phải tài năng, nỗ lực, ý chí hay may mắn, người thành đạt luôn sở hữu một tố chất sống - còn: Hiểu thấu chính mình!
Người ta vẫn luôn tin rằng, muốn đạt được thành công, bạn cần có tài năng, ý chí, nỗ lực, may mắn… Tuy nhiên, có một đặc điểm chung của tất cả những người thành công, đó là: Thấu hiểu chính mình.
Có câu nói "Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng", hay nhà triết học phương tây Socrates đã nói: "Điều khó hiểu nhất trên thế giới là chính bạn. Sự hiểu lầm lớn nhất trong cuộc sống cũng là chính bạn". Thấu hiểu đúng về bản thân, đặt đúng vị trí của mình, không quá đề cao bản thân dễ dẫn đến kiêu ngạo tự mãn; cũng không quá hạ thấp mình, sẽ mất đi lòng tự tôn và tinh thần cầu tiến, không có chính kiến.
Môi trường sống tốt nhất của một người đó là được sống cuộc sống thực sự, tâng bốc hay hạ thThấu hiểu được bản thân muốn gì, cần phải làm gì sẽ là động lực giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành mọi mục tiêu và cũng là đòn bẩy để đưa ra những quyết định sáng suốt. Những người có khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân là những người rất giỏi đọc suy nghĩ của người khác.
Trò chuyện với chính mình
Tim Ferriss, tác giả của cuốn sách "Tuần làm việc 4 giờ" đã phỏng vấn hơn 200 doanh nhân thành đạt trên thế giới bao gồm tỷ phú Peter Thiel – nhà đồng sáng lập Paypal, diễn giả Tony Robbins và một số diễn viên Hollywood như Arnold Schwarzenegger, Jamie Foxx… Tim đã nhận thấy, ít nhất 80% trong số họ có thói quen mỗi ngày đều dành thời gian trò chuyện với… chính mình. Họ cũng thừa nhận đó là một cách hiệu quả để loại bỏ tạp niệm và tập trung vào những suy nghĩ của bản thân.
Khi chúng ta điều chỉnh lại suy nghĩ, lắng nghe tiếng nói trong sâu thẳm trái tim, chỉ cần vài phút mỗi ngày như thế, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong cách suy nghĩ và hành động. Bạn sẽ không chỉ thấu hiểu bản thân hơn mà còn nắm bắt trực giác một cách nhạy bén.
Thiền - giải phóng tâm trí
Sau những ồn ào, sôi nổi mà chúng ta vẫn thể hiện ra bên ngoài luôn tồn tại một con người tĩnh lặng ít ai biết được. Thế nhưng, không phải lúc nào ta cũng có thể trải nghiệm trạng thái tự nhiên này, bởi tâm trí đã quen với việc nhảy nhót lại là thứ thống trị chúng ta.
Đó là lí do cho sự ra đời của thiền. Thiền cho phép con người ta nhìn thấu suốt hơn, giúp ta quan sát được những vọng tưởng và cảm giác của mình. Nhờ quá trình tự phản chiếu như vậy, chúng ta ngăn lại những đòi hỏi của bản ngã, đồng thời biết cách mở rộng lòng mình, giải phóng những ngăn ngại, vướng mắc trong tâm trí.
Thiền cũng trang bị cho bạn những kỹ năng suy nghĩ cần thiết trước khi hành động và giúp bạn có những quyết định thiết thực, đúng đắn. Bạn đang không muốn tiếp tục làm việc ở công ty này, bạn muốn tìm một môi trường tốt hơn hoặc bắt đầu khởi nghiệp? Hãy dừng suy nghĩ lại và bắt đầu ngồi thiền. Thời gian lắng đọng này sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì đang xảy ra trong tâm trí mình và giúp bạn xác định rõ con đường cần đi, thay vì chỉ biết thuận theo những cảm xúc khó chịu và phản ứng nhất thời trước các tình huống bất lợi ở hiện tại.
Thực hành thiền chính là một trong những cách kết nối thể xác với tâm trí hiệu quả nhất. Nó giúp bạn cải thiện năng suất làm việc, thúc đẩy sức khỏe tinh thần, loại bỏ cảm giác bất an và thư giãn tâm trí.
Tập trung cao độ
Nghiên cứu cho thấy những người có thể duy trì sự tập trung trong thời gian dài thể hiện tốt hơn trong tất cả các thử thách về nhận thức so với những người không có khả năng đó. Một người không tập trung chỉ có thể lướt qua phần bề mặt của kiến thức và hiểu biết bao la của thế giới, nhưng không thể đào sâu hơn và khám phá những kho báu trí tuệ bên dưới. Một người có khả năng tập trung vững vàng có thể làm được cả hai; họ vừa là thuyền trưởng vừa là người thợ lặn tìm ngọc quý và thế giới thật sự là kho tàng của họ.
Bạn sẽ không bao giờ có thời gian dành cho chính mình nếu như vẫn tiếp tục để cho những suy nghĩ miên man chạy nhảy trong đầu. Duy trì khả năng tập trung chính là chìa khóa để giải quyết mọi công việc nhanh chóng và hiệu quả, nguồn gốc dẫn đến sự nghiệp thịnh vượng.
Đồng thời, khi bạn tập trung cao độ, bạn sẽ không bị tạp niệm kiểm soát. Lúc này, bạn có thể thực sự nhận thức được đâu mới là suy nghĩ của chính bản thân mình mà không bị nhầm lẫn chúng với những ý niệm lan man, không đầu không cuối.
Tôn trọng cảm xúc của bản thân
Steve Jobs từng nói: "Thời gian có hạn. Vì vậy, đừng lãng phí cuộc sống. Đừng bị mắc kẹt bởi tín điều, phụ thuộc vào lối suy nghĩ của người khác. Đừng để những thành kiến của người khác chìm đắm trong tâm trí của bạn. Và quan trọng nhất, hãy can đảm làm theo những gì trái tim và trực giác mách bảo. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu, hãy lắng nghe những gì bản thân mong muốn!".
Cảm xúc là yếu tố mấu chốt thể hiện mức độ "thấu hiểu chính mình" của một cá nhân. Khi bạn thành thật với cảm xúc cá nhân, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ nội tâm bên trong, biết cách điều khiển cảm xúc phù hợp với từng hoàn cảnh. Học cách tin tưởng cảm xúc sẽ giúp bạn thành công hơn trong mọi lĩnh vực cuộc sống, bên cạnh tính tự giác và kiên nhẫn.
Chúng ta có xu hướng không chấp nhận hay biết cách giải phóng những cảm xúc tiêu cực của mình, vì vậy hầu hết đều phủ nhận hoặc chối bỏ chúng. Nhưng điều này lại gây nên sự hổ thẹn, những căng thẳng, lo lắng và tức giận. Việc trung thực với cảm xúc, giải phóng những suy nghĩ tiêu cực khiến ta hiểu rằng sự thiếu hiểu biết, hèn nhát và ích kỷ sẽ tạo ra những bi kịch và sợ hãi vô hạn.
Hãy tĩnh lặng nhìn nhận lại chính mình, đối diện với những vấn đề, học cách chấp nhận và giải quyết chúng.