Không phải do giá Air Force One quá đắt, đây mới thực sự chính là điều mà Donald Trump khiến giới lãnh đạo hãng Boeing phải đau đầu

12/12/2016 15:00 PM | Kinh doanh

Trong khi lời chê bai của Trump đối với giá cả máy bay Boeing chỉ có tác động trong 24 giờ, thị phần của Boeing tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng trong dài hạn.

Hôm thứ 3 tuần vừa qua, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã kêu gọi chính phủ Mỹ phá hủy hợp đồng mua chuyên cơ Air Force One vì quá đắt. Trả lời phóng viên ở New York, ông khẳng định: “Tôi cho rằng đây là điều vô lý. Boeing đang vẽ số quá nhiều”.

Tuy nhiên, nhiều cựu giám đốc và giới lãnh đạo Boeing hiện tại lại cho rằng, đó không phải là điều họ thực sự lo lắng. Quan trọng hơn, họ quan ngại về thái độ bài Trung Quốc của vị Tổng thống mới đắc cử này. Trung Quốc là thị trường lớn nhất và cũng là thị trường tăng trưởng quan trọng bậc nhất đối với nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ.

“Thị trường Trung Quốc dễ bị tổn thương là điều quá rõ ràng”, một cựu giám đốc Boeing nói.

Trong khi lời chê bai của Trump đối với giá cả máy bay Boeing chỉ có tác động trong 24 giờ, thị phần của Boeing tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng trong dài hạn.

Trung Quốc sẽ là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Trung Quốc nếu Trump thực hiện lời đe dọa trong chiến dịch tranh cử của mình về việc áp thuế nặng nề vào hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc quay sang mua máy bay Airbus, đây sẽ là một cú đánh mạnh vào sản lượng hàng của Boeing. Quan trọng hơn cả, nếu Boeing đánh mất thị phần vào tay đối thủ châu Âu, Airbus sẽ có thể giảm giá và chiến thắng nhiều đơn hàng khác.

Trong năm 2015, gần 125 chiếc máy bay Boeing 737 đã được bán cho các hãng hàng không Trung Quốc để phục vụ tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng về số lượng, thậm chí ngang ngửa dân số Mỹ. Theo một dự báo của Boeing, các hãng hàng không Trung Quốc sẽ chi tiêu hơn 1.000 tỷ USD để mua máy bay mới trong vòng 2 thập kỷ tới nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng máy bay đang bùng nổ tại quốc gia này.

Mỗi ngày, tại các nhà máy sản xuất máy bay Boeing lại xuất hiện thêm những chiếc máy bay mới được sơn màu sắc sặc sỡ mà người Mỹ sẽ không kịp nhận ra như Xiamen, 9 air, Donghai, Ruili, Hainan, Hebei, Shandong và Shenzhen.

Boeing đã không còn lạ lẫm đối với những xung đột chính trị trong khi bị rơi vào thế ở giữa bị chịu thiệt. Thất thoát trong thương vụ máy bay chiến đấu năm 2013 với Brazil phần lớn được cho là do thông tin Mỹ theo dõi Tổng thống Brazil bị tiết lộ. Lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Nga năm 2014 cũng đe dọa đến nguồn cung titanium được sử dụng để chế tạo máy bay Boeing.

Lâu nay, Boeing nắm một vị thế đặc biệt trong nền kinh tế Mỹ. Kể từ năm 1997, Boeing đã không có một đối thủ Mỹ nào và chiến trường của Boeing nằm ở thế giới chứ không nằm trong nước Mỹ.

Từ trước đến nay, Tổng thống Mỹ luôn là người hỗ trợ lớn nhất của Boeing ở trong nước cũng như nước ngoài. Những đơn hàng lớn của Boeing cũng được thông qua nằm trong khuôn khổ chuyến công du nhà nước giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang nuôi dưỡng ngành sản xuất máy bay dân dụng, cạnh tranh với Boeing và Airbus. "Trung Quốc là một trường hợp khác", cựu giám đốc Boeing chia sẻ.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM