Không có nghề nghiệp cao quý, chỉ có những người cao quý trong nghề nghiệp mà thôi

07/04/2016 09:03 AM | Sống

Đừng vì nghề nghiệp mà đánh giá địa vị xã hội cá nhân...

Công việc mà bạn đang làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bạn, điều này đúng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau vì công việc gắn liền với tài chính, thời gian cũng như những dự định trong tương lai của mỗi người.

Mặc dù vậy, ở một số quốc gia, nhiều công việc không được coi trọng bằng các công việc khác, tại sao làm một anh thợ sửa xe lại không được coi trọng bằng một giáo viên?

Ai cũng muốn làm những công việc có tiếng, những vị trí cao để có vị thế xã hội hơn người. Sẽ thật tuyệt vời nếu như gặp ai chúng ta cũng có thể khoe rằng mình là giám đốc của một công ty nổi tiếng, chủ một doanh nghiệp có cả nghìn nhân viên.

Mặc dù vậy, đây không phải là điều ai cũng làm được, nếu có lãnh đạo sẽ phải có nhân viên, những người được nhìn bằng ánh mắt kém tích cực hơn và có vị thế xã hội yếu kém.

Nghề nào mà chẳng cao quý

Khi một người làm việc để có chi phí duy trì các hoạt động sống hàng ngày, hỗ trợ gia đình hoặc nuôi dưỡng những cá nhân khác, người đó đang làm nghề cao quý.

Khi người đó làm việc đóng góp cho xã hội, xây dựng lợi ích chung của tập thể, người đó cũng đang làm nghề cao quý.

Khi những công việc mà người đó làm tuân thủ theo pháp luật, hoạt động theo chủ trương của nhà nước và góp phần xây dựng đất nước, đó là một công việc cao quý.

Bạn đi vào nhà hàng, tự cho phép mình có địa vị xã hội cao hơn người bán hàng hoặc sửa một chiếc xe và tự cho mình được quyền hống hách với người sửa xe, bạn sai rồi!
Bạn đi vào nhà hàng, tự cho phép mình có địa vị xã hội cao hơn người bán hàng hoặc sửa một chiếc xe và tự cho mình được quyền hống hách với người sửa xe, bạn sai rồi!

Tại sao chúng ta lại coi thường những người bán hàng, người sửa xe hay rất rất nhiều các công việc khác? Vì họ luôn có dáng vẻ nhếch nhác chăng?

Tất cả những công việc họ đang làm đều không vi phạm pháp luật, đều được sử dụng công sức cùng kiến thức mà họ có để thực hiện và họ kiếm tiền để nuôi gia đình. Thế nên đừng đánh giá họ chỉ vì họ không có được điều kiện và công việc như những người khác.

Khi định kiến được đánh giá bằng thu nhập

Một trong những lý do chủ yếu của việc coi thường nghề nghiệp chính là mức thu nhập đầu vào của từng công việc đặc thù. Tất nhiên, một người làm bán hàng không thể có mức lương như một giám đốc phân xưởng vì trách nhiệm, độ yêu cầu kinh nghiệm và khối lượng công việc của một người bán hàng sẽ không cao như người làm giám đốc. Mặc dù vậy, điều này chẳng có gì liên quan tới việc người bán hàng sẽ có địa vị thấp hơn.

Về bản chất, thu nhập hay lương của một cá nhân được đánh giá trên rất nhiều yếu tố, từ kinh nghiệm trong nghề, kiến thức, khả năng cống hiến cho tới cả quan hệ.

Dưới tư cách là những người làm thuê, họ đều làm việc để mang lại lợi ích cho tập thể và được chia một phần lợi ích này làm lương như vậy lương càng cao thì bị "bóc lột" càng nhiều. Sự bóc lột này có thể đến từ thể xác (các ngành nghề cơ bản) cho tới tâm hồn, tinh thần và suy nghĩ (những công việc văn phòng).

Yêu cầu công việc cao hơn, sự căng thẳng và tiêu tốn năng lượng nhiều hơn đó cũng là lý do khiến lãnh đạo có mức lương cao hơn nhân viên thông thường.
Yêu cầu công việc cao hơn, sự căng thẳng và tiêu tốn năng lượng nhiều hơn đó cũng là lý do khiến lãnh đạo có mức lương cao hơn nhân viên thông thường.

Thêm vào đó, liệu việc chia các đặc thù ngành nghề như trên có vô hình làm ảnh hưởng tới danh tiếng nghề cùng những địa vị mà xã hội dành cho nghề đó?

Anh sửa xe hay kỹ thuật viên sửa chữa?

Âu có lẽ những định kiến từ xã hội phần nào tới từ tên gọi của nghề nghiệp, nếu bạn gặp một người có kinh nghiệm sửa chữa ô tô, bạn sẽ gọi anh này là gì?

Thợ sửa xe, anh sửa xe hay thợ phó? Khi sử dụng những cái tên bình thường, mặc định chúng ta cũng sẽ cảm thấy đó mà một công việc bình thường và nếu như nó đã bình thường, ta chẳng cần coi trọng nó.

Thợ sửa xe và kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô, đâu là nghề nghiệp danh giá hơn?
Thợ sửa xe và kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô, đâu là nghề nghiệp danh giá hơn?

Thế nhưng, nếu như gọi người thợ trên bằng cái tên kỹ thuật viên sửa chữa thì sao? Cảm giác đầu tiên chính là sự chuyên nghiệp trong công việc mà người kia làm đồng thời chuyên môn hoá công việc cũng tạo cho người nghe cảm giác "đắt giá" hơn về những ngành nghề này.

Khi gặp những người bạn, thay vì nói với họ bạn là nhân viên bán hàng, bạn có thể sử dụng cụm chuyên viên sale để mô tả về công việc của mình. Về cơ bản, hai công việc có nhiều nét tương đồng nhưng giữa nhân viên bán hàng và chuyên viên sale lại là 2 bậc khác nhau trong bảng tính của xã hội.

Kết

Giờ đây trước khi đánh giá về công việc của một ai đó, hãy tự hỏi rằng mình có đang làm đúng hay không, họ có xứng đáng bị đánh giá như những gì người khác nghĩ hay không?

Còn nếu bạn đang ngại ngùng với công việc của mình thì hãy bỏ ngay suy nghĩ đó đi, mọi công việc đều là có ích và đều cao quý, từ một người vệ sinh môi trường cho tới bảo vệ đều đang âm thầm đóng góp, cống hiến cho xã hội, liệu những gì bạn đang làm có được như họ?

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM