Không có lối tắt hay phép thuật trong việc kiếm nhiều tiền: 6 tầng ý thức về tiền bạc, bạn ở tầng mấy?

27/05/2022 13:54 PM | Sống

Khi lớn lên, ai cũng cần “làm quen” với tiền bạc, càng hình thành thói quen quản lý tiền bạc sớm, bạn sẽ giảm được thói quen xấu là thiếu quan niệm lành mạnh về tiền bạc và tiêu tiền bừa bãi.

"Tôi nên làm gì với tiền lì xì của con tôi?"

Có một tin tức như này, sau kì nghỉ Tết, anh Lý ở Tây An, Trung Quốc đã chuyển 1.500 nhân dân tệ (khoảng 5 triệu đồng) tiền lì xì vào tài khoản WeChat cho cô con gái 11 tuổi. Vài ngày sau, anh phát hiện con gái đã tiêu hết sạch tiền vào các trò chơi điện tử.

Phải liên lạc với rất nhiều bên, anh mới đòi lại được số tiền này.

Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ biết cách tôn trọng ranh giới của con cái và để tiền cho con, nhưng đồng thời, rất ít bậc cha mẹ có thể dạy con những quan điểm lành mạnh về tiền bạc.

Vì thiếu ý thức về tiền bạc, nên chúng ta thường thấy những tin tức như thế này:

"Đứa trẻ 12 tuổi thưởng cho Streamer 10 triệu trong một lần livestream."

"Học sinh trung học tiêu hết tiền sinh hoạt một tháng trong ba ngày, ăn bánh bao chay liên tục trong một tuần."

"Sinh viên đại học vay hàng chục triệu trực tuyến, rồi phải mang món nợ lãi suất cao."

Việc con cái nhìn nhận và xử lý tiền bạc như thế nào phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ chúng. Sự thiếu hiểu biết của trẻ em về tiền bạc thường xuất phát từ sự thiếu sót của cha mẹ khi giáo dục chúng về tiền bạc.

Yoshiaki Murakami là một nhà đầu tư nổi tiếng người Nhật Bản, năm 10 tuổi, lần đầu tiên trong đời ông mua cổ phiếu bằng tiền tiêu vặt do cha mình cho; khi tốt nghiệp đại học, cổ phiếu này có giá trị gấp 100 lần; năm 40 tuổi, Quỹ Murakami có vốn khởi nghiệp 3,8 tỷ Yên do ông thành lập đã tăng lên gần 500 tỷ Yên. Phiên bản tiếng Nhật của cuốn sách bán chạy nhất toàn cầu "A dog called Money" cũng do ông giám sát.

Trong cuốn sách có tên "Làm bạn với tiền từ khi còn nhỏ" (tạm dịch), ông có nói: rất nhiều người lớn cho rằng, "con trẻ không hiểu gì về tiền bạc cũng không sao", trường học lại càng không có những tiết học dạy về tiền bạc.

Thực ra, khi lớn lên, ai cũng cần "làm quen" với tiền bạc, càng hình thành thói quen quản lý tiền bạc sớm, bạn sẽ giảm được thói quen xấu là thiếu quan niệm lành mạnh về tiền bạc và tiêu tiền bừa bãi.

Không có lối tắt hay phép thuật nào trong việc kiếm nhiều tiền: 6 tầng ý thức về tiền bạc, bạn ở tầng mấy?  - Ảnh 1.

01

Yoshiaki Murakami là một người thích tiết kiệm tiền từ khi còn nhỏ, tiền tiêu vặt của bố mẹ cho luôn được ông tiết kiệm ngay lập tức.

Mỗi lần nhìn thấy con số trên sổ tiết kiệm tăng lên, ông luôn rất thích thú.

Nhưng bố lại nói với ông rằng "tiền không thích cô đơn".

Có nghĩa là, tiền bạc không phải lúc nào cũng nên được đặt vào tay một người, nó cần phải "chảy" từ người này sang người khác.

Để xác minh câu nói của cha mình, Murakami bắt đầu tiết kiệm tiền trước rồi mới đầu tư.

Năm 10 tuổi, cha ông đã tính ra tổng số tiền tiêu vặt mà ông sẽ tiêu từ bây giờ cho đến khi tốt nghiệp đại học và đưa cho ông.

Một món tiền lớn như vậy, phải làm sao với nó?

Murakami, người đã học cách "làm quen" với tiền từ khi còn là một đứa trẻ, đã quyết định mua cổ phiếu vì ông thường đọc báo chứng khoán của cha mình.

Vào thời điểm ông học đại học, những cổ phiếu đó đã tăng giá gấp 100 lần.

Nếu nói tiền là máu của xã hội thì lưu thông tiền đặc biệt quan trọng, gọi là "lưu thông" có nghĩa là tiêu tiền vì hạnh phúc của bản thân, đầu tư để nâng cao giá trị của đồng tiền.

Nếu bạn tiết kiệm tất cả số tiền bạn kiếm được, thì "dòng tiền" sẽ dừng lại.

Murakami thích nói về tiền bạc, ông tin rằng mọi thứ xung quanh chúng ta đều được mua bằng tiền, và cuộc sống của chúng ta không thể tách rời tiền bạc.

Đối với tiền, ông có 4 quan điểm:

Không thể làm gì nếu không có tiền; không có tiền thì ước mơ chỉ là ước mơ; lúc khó khăn có tiền sẽ giúp bạn; có nhiều tiền, có nhiều cơ hội cứu người gặp nạn.

Tiền là thu nhập từ sức lao động của bạn, khi muốn bỏ tiền ra để mua một thứ gì, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng, liệu nó có xứng đáng với số tiền, với thời gian lao động mà mình đã bỏ ra hay không.

Không có lối tắt hay phép thuật nào trong việc kiếm nhiều tiền: 6 tầng ý thức về tiền bạc, bạn ở tầng mấy?  - Ảnh 2.

02

Một bà mẹ từng lo lắng hỏi nhà văn Trung Quốc Lian Yue:

Sau khi sinh con thứ 2, áp lực tài chính quá lớn, chồng nợ nần chồng chất, để kiếm thêm tiền, cô ấy nhảy việc sang một công ty bảo hiểm mới thành lập, nhưng công ty mới chưa được nhiều người biết đến, khách hàng cũng ít, công việc rất khó khăn, lãng phí hơn nửa năm.

Cô ấy muốn kiếm nhiều tiền hơn để thay đổi tình trạng khó khăn của mình, nhưng không biết làm thế nào để lập kế hoạch cho sự nghiệp của mình.

Nhà văn Lian Yue trả lời: Mọi người đều có nhiều lý do để kiếm tiền, cuộc sống của tôi rất áp lực và tôi phải nuôi gia đình, nhưng thế giới sẽ không cho bạn tiền chỉ vì bạn cần nó gấp.

Tiền sẽ chỉ đến nếu bạn cung cấp giá trị cho người khác.

Cái gọi là công việc thực ra cũng giống như hàng đổi hàng. Ai đó tìm thấy giá trị trong công việc của bạn, và bạn được trả tiền để đổi lấy nó.

Nếu bạn muốn làm công việc mình yêu thích, bạn phải làm cho công việc của mình có ích cho người khác.

Người đồng sáng lập Sony, Akio Morita cho biết: "Tất cả những thứ đẹp đẽ mà chúng tôi đã hoàn thành, không thứ nào trong số chúng có thể được thực hiện nhanh chóng, bởi vì những chúng quá khó và quá phức tạp."

Năng lực kiếm tiền cũng vậy, nó đòi hỏi sự tích lũy khả năng và sự mài dũa của thời gian.

Để trở thành một người có khả năng kiếm tiền, bạn cần phải là một người có năng lực, chính trực, chuyên nghiệp, và hơn hết là đừng quá quan tâm đến lợi ích ngắn hạn của một khoản đầu tư mà hãy quan tâm nhiều hơn đến giá trị dài hạn có thể được tạo ra.

Không có lối tắt hay phép thuật nào trong việc kiếm nhiều tiền: 6 tầng ý thức về tiền bạc, bạn ở tầng mấy?  - Ảnh 3.

03

Trong cuốn sách có tên "Giáo dục về tiền bạc cho trẻ em Trung Quốc", tác giả chia sự phát triển nhận thức về tiền bạc thành sáu cấp độ:

Ở cấp độ đầu tiên, trẻ xem tiền như một món đồ chơi, một tờ giấy có thể thao tác theo ý muốn.

Tầng thứ hai, ý thức về tiền bạc mơ hồ, chỉ biết rằng nó có thể được đổi lấy những thứ khác.

Tầng thứ ba, nhận biết đơn giản về tiền, nhận mệnh giá tiền, và sẽ dùng tiền để mua đồ.

Cấp độ thứ tư, nhận thức về tiền phức tạp hơn, ý thức được nhiều chức năng trao đổi của tiền.

Tầng thứ năm, nhận thức toàn diện về tiền, ý thức cả chức năng vật chất, chức năng tinh thần và chức năng xã hội của tiền.

Tầng thứ sáu, nhận thức đổi mới về tiền, ý thức được rằng tiền có thể đẻ ra tiền.

Không có lối tắt và không có phép thuật nào trong việc kiếm tiền.

Khi chưa bước chân vào xã hội, hãy học cách làm bạn với đồng tiền, để không đặt mình vào tình thế khó xử vì thiếu kinh nghiệm.

Khi không phải lo lắng về cuộc sống, hãy mạnh dạn dùng số tiền dư ra để đầu tư, để dù có thất bại, bạn cũng không phải quá lo lắng về điều đó.

Alexx

Cùng chuyên mục
XEM