Khoa học đã tìm ra lý do vì sao con út luôn được cha mẹ chiều chuộng và nhiều khi yêu thương hơn con cả

14/11/2017 16:06 PM | Sống

Những đứa trẻ được sinh sau thường đặt nặng việc so sánh chính mình với các anh chị trong nhà từ đó chúng học những đức tính tốt nhất của những anh chị lớn hơn.

Trong cuộc chiến giữa các anh chị em trong nhà để giành được sự chú ý của cha mẹ, thường thì những đứa con đầu lòng hay giành phần thắng. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây thì đứa con nhỏ tuổi nhất lại có nhiều khả năng trở thành người được bố mẹ thích nhất.

Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào sự thiên vị của mỗi người làm cha mẹ.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Cuộc sống Gia đình thuộc Đại học Brigham Young (BYU) đã kết luận rằng sự thiên vị, trên thực tế, lại phụ thuộc vào tùy từng người, chứ không phải ai cũng như nhau.

Về cơ bản, nếu đứa trẻ sinh sau cảm thấy chúng là đứa con được yêu thích nhất và cha mẹ của chúng cũng đồng ý như thế, thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ được củng cố thêm. Nếu chúng không nghĩ rằng mình được bố mẹ yêu thương nhất, thì điều ngược lại sẽ xảy ra.

Đối với những đứa con lớn, việc chúng có được coi là “cục cưng” của cha mẹ hay không trên thực tế lại không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ của chúng với cha mẹ mình.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hiện tượng này có thể được giải thích theo thuyết “so sánh xã hội”, trong đó những đứa trẻ sinh sau thường đặt nặng việc so sánh chính mình với các anh chị trong nhà.

Alex Jensen, giáo sư thỉnh giảng ở BYU cho biết, “Không phải là những đứa con đầu lòng không nghĩ về các em và so sánh mình với chúng, mà là điều đó không xuất hiện thường xuyên lắm trong cuộc sống hàng ngày của chúng.”

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận của họ sau khi nghiên cứu 300 gia đình, mỗi gia đình có 2 đứa con đang ở tuổi teen.

Tất cả các thành viên trong gia đình đều trả lời các câu hỏi khác nhau để đánh giá mức độ thiên vị. Cha mẹ cũng được hỏi về mức độ thân thiện và xung khắc giữa họ với con cái, trong khi những đứa con tuổi teen được yêu cầu mô tả mối quan hệ của mình với cha mẹ.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, xét tổng thể thì con cả có nhiều tình cảm và xung khắc với mẹ của mình hơn, nhưng mức độ thay đổi trong mối quan hệ của chúng với cả cha và mẹ đều như nhau.

Những đứa con ở giữa (sinh sau con đầu lòng và trước đứa bé nhất) có thể không biết vai trò của mình là gì trong nghiên cứu này, nhưng Jensen tin rằng kết quả của nghiên cứu cũng sẽ tương tự ở các gia đình đông con.

“Nếu bạn hỏi tôi ‘Chúng ta có thấy sự tương đồng giữa đứa trẻ sinh thứ 2 và thứ 3 không?’ Tôi nghĩ là có,” Jensen nói. “Đứa bé nhất sẽ noi theo anh chị mình, đứa áp út lại noi theo đứa lớn hơn mình, và cứ như thế với những đứa trẻ khác.”

Nếu bạn đã làm cha làm mẹ và băn khoăn không biết giải quyết vấn đề này như thế nào để nuôi dạy con mình theo cách tốt nhất có thể, Jensen khuyên rằng hãy yêu thương mọi đứa trẻ ngang bằng nhau thật ra lại không phải là cách tối ưu nhất.

“Khi cha mẹ yêu thương các con, ủng hộ và tỏ ra đáng tin cậy với mọi đứa con trong nhà, thì sự thiên vị có vẻ không còn vai trò gì nữa,” Jensen nói. “Không cần phải cư xử với chúng như nhau, nhưng cần phải thật công bằng với tấ cả. Nếu bạn coi điều đó là bình thường và cư xử khác biệt với mỗi đứa vì chúng khác biệt với nhau và có các nhu cầu khác nhau, thì đó là con đường đúng đắn nhất.”

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM