Khiếu hài hước của người Nga trong cuộc đua lên vũ trụ: thường xuyên trêu tức người Mỹ bằng những món quà hàm ý "sâu cay"

29/06/2019 10:10 AM | Khoa học

Khiếu hài hước của người Nga cũng bay cao như tên lửa của họ vậy.

Trong những ngày đầu của Thời đại Không gian, Liên bang Xô-viết là cường quốc về ngành hàng không Vũ trụ, khi đạt được hầu hết những cột mốc quan trọng. Bản thân Thời đại Không gian - Space Age, khởi đầu khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại Sputnik bay lên không vào ngày 4 tháng Mười năm 1957.

Khiếu hài hước của người Nga trong cuộc đua lên vũ trụ: thường xuyên trêu tức người Mỹ bằng những món quà hàm ý sâu cay - Ảnh 1.

Người Nga tự hào vô cùng với vị thế mới, họ tự tin với khả năng của mình, tự tin vào cả khiếu hài hước của bản thân. Thỉnh thoảng, Nga lại có một “màn kịch” nhằm chế giễu chương trình Vũ trụ của Mỹ có tiến độ đôi chút chậm chạp.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Krushchyov đặc biệt thích thú với những chiến dịch như vậy.

Ngày 13 tháng Chín năm 1959, 2 năm sau thời điểm Thời đại Không gian bắt đầu, Liên Bang Xô Viết đưa lên Mặt Trăng robot thăm dò Luna 2. Nó mang theo 2 khối cầu kim loại - lần lượt có đường kính 7 cm và 12 cm - có vẻ ngoài như hai trái bóng đá.

Trên những tấm kim loại ngũ giác phủ lên bề mặt quả cầu, 4 tấm đối xứng mang quốc huy Liên Xô, các tấm còn lại mang theo một ngôi sao, dòng “CCCP” viết tắt cho Союз Советских Социалистических Республик - Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết viết bằng ngôn ngữ Cyrillic, “январь” tức là “tháng Giêng” và 1959 là năm Luna 2 chạm tới bề mặt Mặt Trăng.

Điểm đặc biệt của sứ mệnh này không dừng tại việc đo đạc các yếu tố của Mặt Trăng: khi Luna 2 chạm đất, hai quả cầu sẽ nổ bung ra để rải lên Mặt Trăng dấu ấn của Liên Bang Xô Viết.

Khiếu hài hước của người Nga trong cuộc đua lên vũ trụ: thường xuyên trêu tức người Mỹ bằng những món quà hàm ý sâu cay - Ảnh 2.

Phiên bản của quả cầu hạ cánh xuống Mặt Trăng đang nằm trong bảo tàng Kansas Cosmosphere.

Hai ngày sau, Tổng Bí thư Krushchyov tới Mỹ trong một chuyến thăm chính thức, mang theo món quà đầy ý nghĩa tặng Tổng thống Dwight Eisenhower: một bản sao của khối cầu mới đáp thành công lên Mặt Trăng hai ngày trước.

Ông Krushchyov dõng dạc tuyên bố: “Chúng tôi không nghi ngờ gì việc những kỹ sư và công nhân hàng đầu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, những người làm trong lĩnh vực chinh phục Vũ trụ, cũng sẽ đặt được dấu ấn của họ trên Mặt Trăng. Còn dấu ấn của Liên bang Xô viên đã ở đó, với tư cách của một ‘công dân’ Mặt Trăng, sẽ chào đón dấu ấn của các bạn, rồi họ sẽ cùng chung sống trên Mặt Trăng trong hòa bình và hữu nghị”.

Một năm sau, vào ngày 19 tháng Tám năm 1960, người Nga đạt được một dấu mốc đỉnh cao khác: họ đưa hai chú chó Strelka và Belka lên không trung. Hai con chó đã yên vị trong vệ tinh Sputnik 5 suốt 24 giờ, trở về Trái Đất an toàn, trở thành những sinh vật sống đầu tiên lên Vũ trụ và quay lại an toàn.

Mùa xuân tiếp theo, Strelka sinh được một đàn cún kháu khỉnh. Theo nhiều nguồn tin, đàn chó con ra đời đúng thời điểm Thống thống John. F. Kenedy thực hiện bài phát biểu “lên Mặt Trăng” nổi tiếng, thách thức những con người yêu nước chạy đua với người Nga trong cuộc đua tới Mặt Trăng.

Bốn tuần sau bài phát biểu đi vào lòng người, ba nhà ngoại giao Nga tới thăm Nhà Trắng, mang theo một chú chó lông trắng làm quà cho Caroline, con gái Tổng thống Kennedy. Trong bức thư gửi Kennedy, Tổng bí thư Krushchyov nói rằng chú cún con có tên Pushinka, là “hậu duệ của cô chó du hành không gian Strelka nổi tiếng”.

Đây không hề là những món quà đơn thuần nhằm gìn giữ tình hữu nghị, chúng còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng, một thông điệp dưới dạng quà tặng gửi tới người Mỹ: các bạn cứ phát biểu thế nào tùy thích, hãy cố đạt được những cột mốc ngành du hành Vũ trụ đi đã.

Theo Dink

Cùng chuyên mục
XEM