Khi nào xe điện sẽ chấm dứt thời kỳ hoàng kim của dầu mỏ?
Dự báo của IEA cho thấy nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng 30% từ nay đến năm 2040 bất chấp sự suy giảm nhu cầu dầu mỏ. Chính điều này sẽ tạo ra cơ hội cũng như thách thức với các công ty năng lượng khi tìm kiếm hướng phát triển mới.
Vào cuối thập niên 19, dầu mỏ chỉ là một thứ vô dụng với những người dân Mỹ và chúng thường bị đem đốt bỏ hoặc đổ ra các con sông. Thời kỳ này, vàng và nước ngọt mới là những thứ mà người dân Mỹ muốn tìm thấy dưới lòng đất.
Mọi việc bắt đầu thay đổi chóng mặt khi những động cơ đốt trong bắt đầu thống trị đường phố và ngành vận tải, thay thế động cơ hơi nước. Than đá dần mất vị thế vào tay dầu mỏ. Thế rồi sau 1 thế kỷ thống trị kinh tế xã hội loài người, giờ đây những chiếc xe điện lại đang rung hồi chuông cảnh báo cho sự chấm hết của vàng đen.
Việc Trung Quốc xem xét ban hành thời hạn cấm kinh doanh xe chạy xăng sau khi Pháp và Anh quyết định dừng bán loại phương tiện không thân thiện với môi trường vào năm 2040 đã làm dấy lên câu hỏi liệu những chiếc xe điện có khiến nhu cầu dầu mỏ suy giảm hay không và nếu có thì khi nào.
Liệu có quá sớm để tạm biệt dầu mỏ?
Số liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy xe hơi chiếm tới 26% nhu cầu dầu mỏ năm 2015, cao hơn nhiều so với ngành hàng không, tàu biển hay hóa dầu cộng lại. Bởi vậy tác động của xe điện đến ngành dầu mỏ sẽ vô cùng lớn.
Giám đốc điều hành của tập đoàn dầu mỏ Royal Dutch Shell, ông Van Beurden nhận định không ai biết chính xác khi nào nhu cầu dầu mỏ đạt đỉnh và suy thoái nhưng xu thế này là chắc chắn trong tương lai. Với kịch bản khả quan nhất, nhu cầu dầu mỏ có thể đạt đỉnh vào cuối thập niên 2020 trước khi suy thoái do tác động của xe điện.
Dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới của Goldman Sachs (triệu tấn/ngày)
Mặc dù vậy, ông Beurden cho rằng chính phủ các nước cần có những chính sách tích cực hơn cũng như công nghệ ắc quy cần được cải tiến nhiều hơn nếu muốn đạt được dự đoán trên.
Trong khi đó, hãng Exxon Mobil thì cho rằng nhu cầu dầu mỏ vẫn sẽ tăng trưởng đến thập niên 2040 trước khi suy giảm dần.
Động thái của các nước Pháp, Anh và Trung Quốc đưa ra sau khi hãng Volvo cho biết tát cả các mẫu xe mới của công ty sẽ ở dạng xe điện hoặc dòng xe hybrid thân thiện với môi trường kể từ năm 2019. Công ty Tesla cũng tích cực quảng bá cho dòng xe Model 3 của mình, trong khi thị trường Trung Quốc đang bị thống trị bởi các hãng xe điện nội địa.
Tuy nhiên theo IEA, các hãng xe điện như Tesla không phải là yếu tố chính định đoạt được nhu cầu dầu mỏ. Mặc dù nhu cầu cho vàng đen sẽ giảm gần 12% trong khoảng 2015-2040 tại các nước giàu có thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhưng chúng lại tăng 19% tại các nước ngoài nhóm. Đến cuối năm 2040, IEA dự đoán khoảng 60% nhu cầu dầu mỏ sẽ đến từ các thị trường ngoài OECD.
Giám đốc Beurden cũng đồng ý rằng nhu cầu sở hữu xe hơi tại các nước đang phát triển còn khá lớn trong khi cơ sở hạ tầng cho dòng xe điện cũng như chi phí để sở hữu và bảo trì cho phương tiện mới này còn kém, qua đó duy trì nhu cầu đối với dầu mỏ trong tương lai.
Giám đốc điều hành Bob Đuley của BP nhận định xe hơi vẫn sẽ thống trị thị trường giao thông trong nhiều thập niên nữa. Ông dự đoán sẽ có khoảng 100 triệu chiếc xe điện lưu thông trên đường vào năm 2035 và thậm chí nếu con số này tăng gấp đôi lên 200 triệu thì vẫn còn có khoảng 2 tỷ phương tiện khác chạy bằng xăng trên các cung đường.
Dự đoán của ông Đuley khá tương đồng với báo cáo của Goldman Sachs khi cho rằng thị phần xe điện sẽ chỉ tăng từ 0,2% năm 2016 lên 5% năm 2035.
3 kịch bản tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới của Goldman Sachs (triệu tấn/ngày)
Thêm vào đó, nguồn cầu từ sự phát triển của ngành hàng không và hàng hải cũng như hóa dầu sẽ đảm bảo cho dầu mỏ vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Giám đốc Amin Nasser của tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Ả Rập Xê Út Saudi Aramco nhận định dù dầu mỏ mất dần vị thế hoàng kim nhưng nhu cầu với chúng vẫn sẽ tăng. Ông Nasser dẫn chứng nhu cầu than đã vẫn tồn tại cho đến thế kỷ 20 bất chấp vai trò của chúng đang dần bị thay thế bởi xăng dầu.
Cơ hội và thách thức
Dẫu vậy, nhiều chuyên gia khác lại cho rằng các thị trường mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang tích cực phát triển công nghệ ắc quy cũng như ứng dụng xe điện vào đời sống và điều này có thể làm thay đổi rất nhiều sự đoán.
Trung Quốc hiện đã là thị trường xe điện lớn nhất thế giới cũng như bắt đầu thống trị trong mảng ắc quy.
Hãng nghiên cứu Trusted Sources cho rằng với đà phát triển như hiện nay, nhiều khả năng xe điện sẽ có mức giá tương đương với xe chạy xăng vào đầu thập niên 2020 và làm thay đổi nhiều thứ trên thị trường dầu mỏ.
Dự báo của IEA cho thấy nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng 30% từ nay đến năm 2040 bất chấp sự suy giảm nhu cầu dầu mỏ. Chính điều này sẽ tạo ra cơ hội cũng như thách thức với các công ty năng lượng khi tìm kiếm hướng phát triển mới.
Hãng BP là người đi tiên phong trong việc đầu tư vào năng lượng gió, mặt trời cũng như năng lượng sinh học vào đầu thập niên 2000 nhưng cuối cùng mảng này của công ty phải gánh khoản nợ lên tới 8 tỷ USD.
Dự đoán doanh số xe điện tại Trung Quốc và trên toàn thế giới (triệu chiếc)
Trong khi đó, tập đoàn Shell hiện đang lên kế hoạch chi 1 tỷ USD mỗi năm đầu tư nghiên cứu nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ. Không chịu kém cạnh, hãng Total cũng đang đầu tư 2,5 tỷ USD cho ắc quy và năng lượng mặt trời.
“Chúng tôi không phải những con công ty đần độn không biết đi về đâu trước sự thay đổi của thị trường”, giám đốc Shell, ông Beurden nói.