Huyền Chip: "Nếu mình nói xách balo lên và đi, nhiều người sẽ bảo mình cổ xúy cho giới trẻ lao vào chỗ chết"

19/12/2016 20:29 PM | Sống

Với Huyền Chip, tác giả của cuốn sách "Xách balo lên và đi", đi ra ngoài thế giới không phải là một xu hướng mà là "kim chỉ nam" mà các bạn trẻ cần làm trong xã hội rộng mở này.

3 năm trước, đã có một Huyền Chip làm dậy sống cộng đồng giả trẻ trong nước khi hai tác phẩm "Xách balo lên và đi" của cô gái trẻ này ra đời. Đi du lịch vòng quanh thế giới sau khi tốt nghiệp cấp ba chỉ với 700 USD - câu chuyện nghe có phần không tưởng nhưng Huyền Chip đã làm được điều đó.

3 năm sau trở lại, cây bút trẻ này đã trở lại khi đã sắp tốt nghiệp đại học danh giá Standford, Mỹ; trưởng thành hơn, già dặn hơn nhưng vẫn đầy đam mê và nhiệt huyết với những trải nghiệm mới.

Nếu nhắc tới một người Việt Nam trẻ nào đã khẳng định mình, bước ra ngoài thế giới kia đầy tự tin và dám xông pha, đương đầu với mọi thứ mới mẻ thì Huyền Chip chính là đại diện tiêu biểu cho những con người với trái tim lên đường không sợ hãi.

Trong khuôn khổ buổi trò chuyện Wetalk, Huyền Chip đã cùng những khách mời khác chia sẻ nhiều vấn đề trăn trở và băn khoăn về chủ đề "Mở cửa ra Thế giới". Mở đầu phần nói của mình, Huyền Chip đã chia sẻ với mọi người về việc cần thiết phải bước ra ngoài thế giới. Với cô gái trẻ này, chúng ta không chỉ đi ra thế giới mà chúng ta cần phải đi ra thế giới.

Nói chuyện với độc giả, Huyền Chip nhớ lại quãng thời gian ngắn khi cô rời trường cấp 3 và bắt đầu hành trình du lịch thế giới với 700 USD của mình. Vào thời điểm những năm 2014, đã có nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh việc "đi bụi" của Huyền Chip. Tuy nhiên, những chặng đường của Huyền Chip bước ra ngoài thế giới là cách để mở mang tầm mắt, được nhìn thấy thế giới tươi đẹp ngoài kia. Huyền luôn trăn trở về việc: "Nếu mình nói mọi người xách balo lên và đi thì nhiều người sẽ bảo rằng mình cổ xúy cho giới trẻ lao vào chỗ chết".

Từ trước tới nay, nhiều người vẫn cho rằng đi du học là đặc quyền của con cái, của gia đình có điều kiện. Dù thua kém họ về số mặt nhưng Huyền Chip tin rằng mình có thể tận dụng những thế mạnh mình có.

Huyền Chip cũng cho biết cô sinh ra ở một gia đình làm nông không có nhiều điều kiện, gia đình cô làm nghề nông ở tỉnh Nam Định nên cô không thể đi du học bằng tiền của gia đình được. Tuy nhiên cô may mắn nhận được học bổng toàn phần, đây là một cách thức để "ra ngoài thế giới".

Trong khi với nhiều người, bất cứ khi nào nhắc đến du lịch là vấn đề tài chính lại nảy ra ngay trong đầu họ. Còn với Huyền Chip thì khác, cô quan tâm đến việc làm thế nào để mình có được những trải nghiệm của mình, chứ không phải mình có bao tiền để đi. Ngoài du học, tác giả của cuốn sách "xách balo lên và đi" cũng chia sẻ cách khám phá thế giới với chi phí hạn chế bằng cách đi du lịch "bụi".

Với cô gái trẻ đã đi tới 25 quốc gia trên thế giới, không phải chỉ đi ăn uống sang chảnh và hưởng thụ mới là đi du lịch, mà còn là đi trải nghiệm, đi giá rẻ. Mỗi người có một cách thức, một con đường du lịch khác nhau. Nhưng với Huyền Chip hay bao người trẻ yêu say đắm những con đường - thế hệ của chủ nghĩa "dịch chuyển", những đêm êm ấp trong khách sạn 5 sao hay các bữa ăn sang trọng không phải mục đích của họ.

Ngoài ra, cô gái trẻ cũng đề cập tới việc các bạn trẻ trong nước đang trở nên kém chủ động, không chịu khó tìm những cơ hội cho riêng mình. Huyền Chip đã tham gia nhiều chương trình mà chỉ có cô là người Việt Nam tham dự. Lời nhắn nhủ dành cho các bạn trẻ của Huyền Chip là hãy chủ động hơn, trau dồi tiếng Anh và có thể tự tin bước ra bên ngoài thế giới.

Những cơ hội thực tập ở nước ngoài, các hội nghị, diễn đàn thanh niên trẻ trên toàn thế giới chính là cơ hội để các bạn trẻ có thể phóng tầm mắt ra ngoài thế giới.

Một lần nữa, Huyền Chip nhấn mạnh rằng cô khởi đầu cuộc hành trình với 700 USD, và tìm cách kiếm tiền khi số tiền ban đầu vơi bớt, chứ không phải chỉ sử dụng 700 USD trong suốt hành trình.

"Đói không phải giả vờ là mình no và không nghĩ đến chuyện ăn được", với mỗi hành trình của Huyền Chip cũng vậy, cô gái trẻ này đã làm rất nhiều việc trên đường đi để có thể hoàn thành ước mơ của mình. Những trang văn của Huyền Chip không chỉ kể lại những niềm vui, trải nghiệm đẹp tuyệt vời mà còn đó những lúc Huyền Chip phải ở nhờ nhà những người bạn, phải làm việc khi những đồng tiền trong túi dần cạn kiệt.

Tuy nhiên, không vì thế mà Huyền bỏ qua những con đường tuyệt vời, những trải nghiệm có một không hai mà cứ nhìn chăm chăm vào số tiền đang ngày càng cạn kiệt. Huyền Chip đã chia sẻ một câu nói khiến nhiều người tâm đắc: "Budget không phải dành để đi du lịch, mà là để dành cho 100% trải nghiệm."

Khi được hỏi về việc Huyền Chip có muốn trở lại Việt Nam và đóng góp cho đất nước không, cô gái trẻ cho biết mong muốn được làm việc với những người giỏi hơn mình, nhưng có một số lĩnh vực mà Huyền rất khó để tìm thấy ở Việt Nam. Huyền cũng muốn con cái được sống ở môi trường tốt hơn, thế nên mình cũng rất suy nghĩ về việc trở về Việt Nam.

Bởi vậy có nhiều vấn đề mà Huyền Chip cảm thấy rất sốc khi trở về Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Huyền, không phải nhất thiết phải về Việt Nam mới xây dựng và đóng góp được cho nước nhà.

Về những gì Huyền yêu nhất ở Việt Nam chính là tình cảm gia đình. Cô chia sẻ rằng trong quá trình đi ra nước ngoài, cô rất ít gọi về cho gia đình, nhưng cô cảm thấy nhớ thứ tình cảm gia đình nhất. Với cô sinh viên của đại học Stanford, việc nhìn nhận những sai lầm của bản thân không có nghĩa là mình không yêu mình. Và trong cô gái trẻ nay luôn rực cháy một tình yêu dành cho dân tộc, mong đất nước ngày càng phát triển và người trẻ Việt Nam có cơ hội được mở mang tầm mắt, bước ra ngoài thế giới kia.

"Mình nhìn nhận những sai lầm ở Việt Nam không có nghĩa là mình không yêu Việt Nam".

Cùng chuyên mục
XEM