Hơn một thập kỷ kinh doanh của giới nhà băng Việt Nam đã thay đổi như thế nào?

25/06/2024 09:21 AM | Kinh doanh

Trong báo cáo nhận định ngành Ngân hàng 2024 – Mây đen dần tan, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra bức tranh tổng quan hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng trong hơn một thập kỷ, dựa trên yếu tố định giá và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Theo nhóm phân tích, hơn một thập kỷ trước, ngành ngân hàng bắt đầu phải tái cơ cấu trong bối cảnh bất động sản đóng băng, nợ xấu quanh mức 4% và RoE giảm về mức dưới 15%, bộ đệm dự phòng dưới 80%. Để tái cơ cấu, nhiều nhà băng sử dụng công cụ M&A, mua lại ngân hàng với giá 0 đồng.

Nếu trong giai đoạn đầu, quá trình mua bán sáp nhập chỉ tồn tại ở các nhà băng yếu kém, sang đến giai đoạn 2014-2015, M&A diễn ra với ngay cả những ngân hàng được xếp trong nhóm tốt, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Điều này giúp "xoá sổ" ngân hàng yếu kém, đồng thời, giảm sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

Hơn một thập kỷ kinh doanh của giới nhà băng Việt Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 1.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, năm 2010, cả nước có 41 ngân hàng thương mại. Đến 2015, số lượng các nhà băng thương mại giảm xuống còn 29 tổ chức, tuy nhiên, tổng tài sản toàn hệ thống được nâng lên gần gấp đôi với hơn 6,9 triệu tỷ đồng. Vốn điều lệ trung bình và tổng tài sản bình quân cũng tăng lên lần lượt 14.656 tỷ đồng và 240.956 tỷ đồng từ mức nền thấp.

Sau giai đoạn tái cơ cấu, giai đoạn 2017-2019 là thời điểm giới nhà băng tái khởi động, xử lý toàn bộ nợ xấu, Bộ đệm dự phòng cũng nâng lên từ 80% lên 100%, gia tăng hiệu quả sinh lời từ thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.

Bức tranh sáng màu được tiếp tục diễn biến sang đến năm 2021, ngành ngân hàng vẫn duy trì phong độ về hiệu quả sinh lời, giữ chất lượng tài sản tốt, NPL dưới mức 2%, bộ đệm dự phòng ở mức quanh 140%.

Cuối năm 2022, một loạt sự kiện "thiên nga đen" như bất động sản, trái phiếu… diễn ra khiến nhiều doanh nghiệp phải đối diện với khó khăn.

"Tuy nhiên, khó khăn phần nào qua đi khi năm 2023, các vấn đề liên quan đến bất động sản và thị trường phiếu doanh nghiệp phần nào được giải tỏa thông qua sự hỗ trợ của các chính sách để bảo vệ hệ thống ngân hàng", báo cáo của VDSC viết.

Năm nay, nhóm phân tích này dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tăng tốc trên nền tảng nhu cầu tín dụng bất động sản, sản xuất kinh doanh bước vào chu kỳ phục hồi, cải thiện hiệu quả quản lý sử dụng vốn ROE, qua đó, hỗ trợ quá trình tái định giá PB ngành.

"Rủi ro từ trái phiếu BĐS vẫn là bài toán đang chờ lời giải. Nhưng ít nhất các nhà phát triển bất động sản vẫn còn 1-2 năm để tiếp tục tái cơ cấu", báo cáo viết.

Cụ thể, năm 2024, phần lớn các ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng do áp lực cạnh tranh lãi suất cùng mức độ hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế và thế giới.

Nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng VIệt vẫn đánh giá, lợi nhuận trước thuế của giới nhà băng trong năm 2024 vẫn đạt tăng trưởng trong danh mục 18%, phục hồi so với mức 4% của năm 2023. Động lực tăng trưởng đến từ Tăng trưởng tín dụng cùng với NIM mở rộng nhẹ, sẽ thúc đẩy tăng trưởng lãi thuần – yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính.

Thảo Vân

Từ khóa:  ngân hàng
Cùng chuyên mục
XEM