Học Tổng thống Albraham Lincoln để sở hữu 6 tuyệt chiêu giữ bình tĩnh trước khi diễn thuyết trước đám đông

28/02/2019 09:15 AM | Sống

Kĩ năng thuyết trình hoặc nói trước đám đông vốn không phải là thế mạnh của tất cả chúng ta, thậm chí với nhiều người nó còn là "nỗi ám ảnh kinh hoàng". Mọi thứ dường như nghiêm trọng hơn khi việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn.

Không ngạc nhiên khi chúng ta cảm thấy thật khó để bày tỏ quan điểm của mình trước nhiều người. Suy cho cùng, không phải ai sinh ra cũng có khả năng diễn thuyết tài ba như cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể có những "khoảnh khắc Lincoln" của riêng mình nếu như bạn giữ được sự bình tĩnh hoàn toàn trước khi bắt đầu với 6 "kế sách" dưới đây.

1. Hãy thuộc lòng câu thần chú "Practice makes perfect"

Bạn càng luyện tập nhiều thì bạn càng giỏi, đó là điều tất yếu. Dù không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị, bạn cũng đừng bỏ qua việc luyện tập bởi nó cực kỳ quan trọng. Những gì bạn nói và những gì bạn thể hiện sẽ tạo ra những tác động lớn nhất đến người nghe. Do đó, hãy tạo sự chắc chắn và giá trị cho bài thuyết trình của bạn. Một phần thuyết trình "đơn sơ" tùy ý theo bản năng có thể sẽ "cướp đi" cơ hội duy nhất bạn có.

Hãy thử thực hành bài thuyết trình của bạn một vài lần trước khi chính thức thực hiện nó trước đám đông. Bạn cũng có thể tự ghi âm phần nói hoặc thậm chí là quay video phần thể hiện trong quá trình luyện tập. Sau đó, hãy tự làm "khán giả" của chính mình bằng cách nghe hoặc xem lại nó. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để bài thuyết trình của mình hay và hấp dẫn hơn.

Học Tổng thống Albraham Lincoln để sở hữu 6 tuyệt chiêu giữ bình tĩnh trước khi diễn thuyết trước đám đông  - Ảnh 1.

2. Giảm tối đa các yếu tố "bất ngờ tiêu cực"

Sự chuẩn bị luôn là chiếc chìa khóa quan trọng giúp bạn mở cánh cửa đến với sự thành công. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng đến những phút giây cuối cùng cho phần thuyết trình sẽ mang đến cho bạn những kết quả xứng đáng. Không chỉ là sự chuẩn bị cho những gì bạn sẽ trình bày mà còn chuẩn bị cho bất kì điều gì hỗ trợ và liên quan như các thiết bị điện tử, địa điểm thực hiện, ghế ngồi, số lượng người tham gia,...

Chúng ta thường cảm thấy lo lắng khi có chuyện gì đó xảy ra ngoài dự kiến. Tạo sự bất ngờ trong bài thuyết trình cũng là một yếu tố thú vị. Tuy nhiên, nếu sự bất ngờ ấy làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bạn thì giảm thiểu nó đến mức tối đa có thể.


3. Biến sự căng thẳng trở thành nhiệt huyết của bạn và "lan tỏa"

Điều này nghe có vẻ khó hiểu và thậm chí là vô lý bởi sự lo lắng thường chỉ mang đến những điều tiêu cực. Dù bạn có tin hay không thì trên thực tế rất nhiều người đã "xử đẹp" sự lo lắng bằng cách nghe nhạc, dậm chân theo nhịp của bài hát hoặc xem những đoạn cao trào của các bộ phim. Điều này sẽ làm dịu thần kinh và ngay lập tức giúp bạn biến cảm giác hồi hộp thành sự nhiệt huyết. Sự nhiệt huyết chính là một "vũ khí" tối quan trọng, góp phần rất lớn tạo nên sự thành công cho mọi bài thuyết trình.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sự nhiệt huyết chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong cách bạn trình bày. Nó không chỉ mang đến sức hút cho phần thuyết trình của bạn mà còn giúp bạn chinh phục được cả những khán giả khó tính nhất. Khi đó, không có lý do gì khiến họ từ chối "bùng cháy" cùng phần thuyết trình của bạn.

4. Đừng đến đúng giờ, hãy đến sớm hơn

Hãy chắc chắn rằng bạn có mặt tại buổi thuyết trình của bạn sớm hơn thời gian nó chính thức diễn ra. Nếu ngay cả bạn cũng "không tôn trọng" buổi thuyết trình của mình bằng cách đến muộn thì rất khó để khán giả tôn trọng nó. Hơn nữa, đến muộn chính là cách bạn tự mang đến cho mình sự căng thẳng không đáng có, thậm chí nó còn có thể gây ra rất nhiều các phiền phức khác. Hãy cho bản thân đủ thời gian để ổn định trước khi bắt đầu.

Học Tổng thống Albraham Lincoln để sở hữu 6 tuyệt chiêu giữ bình tĩnh trước khi diễn thuyết trước đám đông  - Ảnh 2.

5. Ít nhất 1 lần, hãy cho phép bạn được làm khán giả

Không phải ai sinh ra cũng có những năng khiếu trời phú trong việc thuyết trình và nói trước đám đông. Do đó, hãy cho phép mình tham dự các buổi nói chuyện hoặc thuyết trình tại các sự kiện hay hội thảo để học hỏi. Điều này thật quan trọng bởi việc tham dự với vai trò khán giả giúp bạn hiểu được tâm lý của người nghe và quan sát được những diễn biến trong quá trình những người thuyết trình thực hiện. Việc tích cực tham dự các buổi hội thoại còn giúp bạn biết được những tình huống không mong muốn có thể xảy đến và học hỏi cách xử lý.

6. Nụ cười của bạn - Không ngại "khoe" nhưng đừng "toe toét"

Một trong những kế sách "cần ít sự nỗ lực" nhất đó là thay thế sự căng thẳng của bạn bằng những nụ cười. Hãy tự tin và lan tỏa sự rạng rỡ, tràn đầy năng lượng bằng nụ cười của bạn. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn hoàn toàn tự tin về những điều bạn nói. Tuy nhiên, hãy sử dụng sự tinh tế bạn có để nhận ra giới hạn phù hợp. Đừng khiến bạn thân mình trở nên không bình thường trong mắt mọi người với những tràng cười vô duyên và lố bịch.

Khánh Ly

Cùng chuyên mục
XEM