Học được gì từ cách phát triển chuỗi cung ứng của Tim Cook

20/08/2019 19:30 PM | Kinh doanh

Nhiều người cho rằng, sau khi Steve Jobs ra đi, Tim Cook không đủ năng lực để "cầm lái con thuyền" đế chế Apple. Qua nhiều năm, những gì mà Apple đã đạt được ngày hôm nay đã dập tan nghi ngờ của cả thế giới.

Từ một cậu bé vô danh ở vùng đất nổi tiếng kì thị người đồng tính Robertsdale đến CEO của Apple

Tim Cook tên thật là Timothy Donald Cook, sinh ngày 01/11/1960 tại Mobile, Alabama, thành phố cảng biển thuộc bờ vịnh Mexico. Lên cấp 3, Cook chuyển đến East Silverhill Avenue, thị trấn Robertsdale. Ngay từ thời học phổ thông, Cook đã dần chứng minh khả năng kinh doanh thiên bẩm khi đứng ra phụ trách kinh doanh sách kỷ yếu của trường. Năm đó, nhờ nỗ lực của Cook, cuốn kỉ yếu đạt kỉ lục số lượng bán ra và lượt tin tăng vọt.Câu chuyện này, cũng như dự báo trước về số phận sẽ đứng đầu đế chế Apple của Cook sau này.

Rời bỏ ghế nhà trường, Cook lần lượt đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các tập đoàn máy tính, công nghệ nổi tiếng là IBM, Intelligent Electronics và Compaq, trước khi đầu quân cho Apple năm 1998. Trong gần 33 năm quản lý và vận hành chuỗi cung ứng, đã có lúc, Tim Cook đưa Compaq trở thành nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới, vượt mặt Apple và IBM. Với thành tích ấn tượng đó, hiển nhiên, Tim Cook nằm trong tầm ngắm của Steve Jobs – huyền thoại tại Thung lũng Sillicon.

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Jobs và Cook đã thay đổi hoàn toàn số phận của Apple sau đó. Tháng 3/1998, Tim Cook chính thức làm việc tại Apple với chức vụ Phó chủ tịch tập đoàn vận hành toàn cầu. Việc Cook đầu quân cho một công ty đang trên bờ vực phá sản, cho thấy tầm nhìn của Jobs và năng lực của ghê gớm của Cook.

Tim Cook vực dậy lại chuỗi cung ứng đã chết

Việc đầu tiên khi Cook đến Apple là giảm lượng tồn kho chất đống từ 30 ngày xuống chỉ còn 6 ngày. Tiếp đó, Cook tập trung vào cốt lõi là giảm bớt việc cung ứng sản phẩm của Apple xuống để chỉ còn phải làm việc với ít các nhà cung cấp. Phương án thuê ngoài được áp dụng cho các linh kiện màn hình, vỏ máy…

Cook ghét hàng tồn kho như Jobs ghét sản phẩm kém chất lượng. Trong quan điểm của Cook " hàng tồn kho là xấu xa vì kéo theo tình hình tài chính" của công ty. Chỉ sau 7 tháng nắm quyền, hàng lưu kho giảm từ 400 triệu đô xuống còn 78 triệu đô. Tới năm 1999, hàng lưu kho giảm thiểu xuống còn 2 ngày. Apple đã hạ "knock – out" Dell – một tiêu chuẩn vàng của làng công nghệ. Có thể nói, chỉ trong 1 năm, chuỗi cung ứng tệ hại của Apple đã thực hiện 1 cú chuyển mình đáng kinh ngạc. Tim Cook luôn trốn sau bức rèm hậu trường. Tim Cook âm thầm tạm quyền CEO khi Steve Jobs bị bệnh. Câu chuyện chỉ bắt đầu khi Cook chính thức tiếp quản ngôi vương mà Jobs để lại.

Học được gì từ cách phát triển chuỗi cung ứng của Tim Cook - Ảnh 1.

Hoạt động trên cương vị CEO Apple

Lần đầu xuất hiện trước truyền thông, Cook để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp với bài thuyết trình nhạt nhẽo và thiếu khí thế, cùng chiếc áo sơ mi nhàu nhĩ lôi thôi. Cùng năm đó, Apple bước vào vụ kiện tụng với Bộ Tư pháp Mỹ về tính độc quyền của các ấn phẩm xuất bản điện tử và sự vụ thuế má tại Trung Quốc năm 2013. Với cương vị nắm quyền CEO của Apple, trong những năm đầu tiên như vậy với Cook chẳng dễ dàng gì.

Trải qua nhiều thảm gai trước khi bước vào thảm đỏ vinh quang, Cook quyết tâm vực dậy Apple khi liên tiếp cho ra mắt các sản phẩm mới để phục vụ thị trường. Tiếp theo, Cook tiến hành hướng tới giá trị xanh khi quyết định thực hiện" Chuỗi cung ứng khép kín" : tái chế các linh kiện đã cũ để làm nguyên liệu cho các sản phẩm mới, sở hữu toàn diện khách hàng. Điều này dưới thời của Steve Jobs chưa hề nghĩ đến. Chuỗi cung ứng dưới thời của Tim Cook đã giúp Apple thay đổi bộ mặt về cả thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Người ta chỉ thấy Apple như một con ngựa không cương cứ thẳng tiến xông lên phía trước mà không đoái hoài gì những khó khăn và cạm bẫy. Apple dưới thời của Cook khác hẳn. Ông nâng cao giá trị đạo đức trong công nghệ và thể hiện rõ nỗ lực bảo vệ môi trường.

Trước những thành tựu mà Tim Cook đạt được, ông là nguồn cảm hứng của không ít những nhà báo tài chính công nghệ. Nhà báo công nghệ Leander Kahney đã viết cuốn sách " Tim Cook – The Genius Who Took Apple to the next level" tiểu sử về Tim Cook, xuất bản tháng 4/2019. Cuốn sách đã nhanh chóng đạt kỉ lục về người mua và đánh giá cao trên Amazon. Và tại Việt Nam, Công ty 1980 Books đã kịp thời mua được bản quyền của cuốn sách này và cho ra mắt bản tiếng Việt có tên: Tim Cook – Thiên tài đưa Apple lên tầm cao mới". Cuốn sách tiểu sử về Tim Cook do Công ty 1980 Books chính thức lên kệ từ ngày 20/8/2019 trên toàn quốc.

Học được gì từ cách phát triển chuỗi cung ứng của Tim Cook - Ảnh 2.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM