Hiểu được triết lý "tranh" và "không tranh" này bạn mới mong thăng hạng được ở nơi làm việc

21/06/2019 00:02 AM | Sống

Ở nơi làm việc, xử lý tốt giữa “tranh” và “không tranh sẽ có thể khiến lãnh đạo, cấp dưới, đồng nghiệp và cả bản thân “sống sót” một cách vui vẻ.

Đôi khi, cuộc sống lại rất "trớ trêu": những người hiếu thắng lại khó có được thứ mà họ muốn, còn một người không bao giờ tính toán chi li lại có thể có được cả thiên hạ trong tay.

Mọi người nói rằng thành công lớn nhất của những người thành công đó là họ hiểu được đạo lý "tranh" và "không tranh" ở nơi làm việc.

Đầu tiên, bàn về "không tranh": không tranh hơn thua với cấp trên, không tranh đoạt với đồng nghiệp, không tranh công với cấp dưới.

Không tranh hơn thua với cấp trên. Đây không chỉ là vấn đề giữ "thể diện" cho sếp, mà còn là vấn đề duy trì quyền lực của người lãnh đạo.

Một số người thường tỏ ra khá tự phụ ở nơi làm việc. Ngay cả khi đứng trước mặt cấp trên, họ cũng luôn cố gắng thể hiện ra mình tài giỏi cỡ nào, nhưng lịch sử cũng cho chúng ta biết rằng những người không biết cách "giả ngốc" một chút thường không có kết thúc tốt đẹp gì.

Giữa đồng nghiệp với nhau, có cạnh tranh và cả hợp tác, nhưng cạnh tranh để nổi bật hơn trước mặt lãnh đạo, mỗi ngày đều rảnh rỗi sinh nông nổi, bới móc chuyện không đâu, gièm pha đồng nghiệp, tự nâng mình lên mây, vậy thì dù có tranh được thì cũng chỉ là "có danh mà không có thực" và quan trọng là tranh đoạt kiểu như vậy sẽ chẳng giữ được lâu dài.


Hiểu được triết lý tranh và không tranh này bạn mới mong thăng hạng được ở nơi làm việc - Ảnh 1.

Tranh công với cấp dưới có thể nói là một điều cấm kỵ đối với các nhà lãnh đạo. Bạn là tầng lớp "thượng lưu", cấp dưới tạo ra lợi ích cho bạn, không nhẽ cho họ một chút vẻ vang bạn cũng keo kiệt?

Làm sếp, giống như làm cha mẹ vậy, điều một lãnh đạo cần nhất chính là sự bao dung, một lãnh đạo quá khuôn mẫu, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân nhất định sẽ bị người khác coi thường.

Nói bạn "không tranh" không phải là để bảo bạn từ bỏ những gì bạn xứng đáng nhận được, mà là dạy bạn sử dụng nó để đổi lấy tài nguyên quý giá nhất tại nơi làm việc - cơ hội.

Một nhân viên thông minh là người biết cách "nhường công nhận lỗi" đúng lúc, biết chịu trách nhiệm đồng thời cũng biết cách đổi lấy cơ hội nghề nghiệp cho mình.

"Nhường công nhận lỗi" nhìn bề ngoài, có vẻ như có một "trò chơi thua lỗ", nhưng đạo lý "trông thì có vẻ thua lỗ" này lại giúp hình thành một môi trường tâm lý tin tưởng, hỗ trợ và thấu hiểu giữa đồng nghiệp với nhau hoặc cấp trên với cấp dưới, đem lại cho cấp dưới sự tự tin và khích lệ, khiến cấp dưới trút bỏ gánh nặng và tích cực chia sẻ với lãnh đạo nhiều hơn.

Nhưng, chỉ "không tranh" thôi vẫn chưa đủ, bạn cũng cần phải biết "tranh" đúng lúc. Tuy nhiên, "tranh" ở đây không phải để tranh giành sự sủng ái, tranh lợi tranh công, mà là: tranh nỗ lực, tranh thời gian và tranh trách nhiệm.

Sếp nào cũng muốn nhân viên của mình làm việc chăm chỉ và có chí tiến thủ. Những nhân viên như vậy chính là sự đảm bảo cho sự phát triển của công ty.

Những nhân viên không làm việc chăm chỉ và không có chí tiến thủ, thì dù có giỏi giang tới đâu cũng rất khó có thể có được sự công nhận từ cấp trên.

Vì vây, thân là một nhân viên, bạn cần phải bỏ ra nhiều hơn những người khác.

Hiểu được triết lý tranh và không tranh này bạn mới mong thăng hạng được ở nơi làm việc - Ảnh 2.

Ở nơi làm việc, khái niệm thời gian là rất quan trọng.

Không biết cách quản lý thời gian, hiệu suất làm việc sẽ không cao, kết quả nhận lại cũng sẽ tương xứng.

Là một dân công sở chuyên nghiệp, chúng ta phải biết trân trọng và tận dụng tối đa thời gian của mình.

Cùng là làm một việc, chất lượng như nhau, nhưng làm việc mất ít thời gian hơn so với đồng nghiệp khác chính là một biểu hiện của khả năng và nỗ lực.

Khi sếp nhìn vào chất lượng công việc, họ cũng quan tâm đến thời gian mà bạn bỏ ra.

Không có ông chủ nào muốn nhân viên của mình trì hoãn công việc, đặc biệt là khi còn có những nhân viên khác để so sánh, thật khó để dung thứ cho những nhân viên luôn chậm trễ.

Ở nơi làm việc, trách nhiệm là vô cùng quan trọng.

Một nhân viên lề mề và không tập trung là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm. Chỉ khi có tinh thần trách nhiệm, bạn mới có thể hoàn thành công việc được tốt hơn.

Trong công việc, chúng ta phải làm mọi việc với tinh thần trách nhiệm chứ không phải là trở thành những kẻ vô trách nhiệm trong nhóm.

Trong làm việc nhóm, bạn đảm nhận bao nhiêu công việc, bạn phải chịu bấy nhiêu trách nhiệm.

Nếu có điều gì đó không ổn, đừng nghĩ đến việc đổ trách nhiệm cho đồng đội, bạn phải học cách chịu trách nhiệm. Điều này sẽ cho người lãnh đạo thấy được khí phách của bạn.

Hãy yên tâm rằng "ở hiền thì gặp lành", bạn làm được bao nhiêu, lãnh đạo đều rất rõ.

Giữa một nhân viên nhiệt huyết, tràn đầy tinh thần trách nhiệm và một kẻ luôn chậm chạp, không có chí tiến thủ, rõ ràng lãnh đạo sẽ trao cơ hội cho kiểu người thứ nhất bởi họ chính là tấm kim bài miễn tử cho doanh nghiệp của mình.

Regina

Cùng chuyên mục
XEM