Dành riêng cho người trẻ sinh năm 1995, 1996: 9 quy tắc sinh tồn ở nơi làm việc được đúc kết từ thế hệ 9X đời đầu, 90% sẽ không biết điều cơ bản số 5

08/06/2019 08:03 AM | Sống

Giá trị của một người nên được nhìn nhận bởi những gì họ đã làm mà không phải là những gì họ có thể nhận.

Thế hệ 9X đầu tiên hiện nay đa số đã có công việc, gia đình ổn định, còn những đàn em sinh năm 1995, 1996 thì lại trở thành những chú cừu non bước chân vào xã hội.

Vậy làm thế nào để có thể đứng vững gót chân ở nơi làm việc đây?

1. Làm việc như mong đợi chỉ mới đạt yêu cầu, vượt quá mong đợi mới là tuyệt vời

Trong mắt ông chủ, luôn có 3 loại nhân viên:

- Thứ nhất: Khả năng hoàn thành công việc không cao, thường gây rắc rối. Loại này có khả năng bị sa thải và cho nghỉ việc rất cao.

- Thứ hai: Hoàn thành đúng yêu cầu. Loại người này đáng tin cậy hơn trong mắt ông chủ. Họ thuộc về đội những người có năng lực ổn định. Tuy nhiên, lại ít có khả năng thăng chức.

- Thứ ba: là những người có thể thực hiện ngoài mong đợi. Loại nhân viên này rất được ông chủ yêu thích, nhưng số lượng không nhiều.

Cùng một công việc, chẳng hạn như yêu cầu tiếp đãi khách hàng.

Nhân viên đầu tiên khiến khách hàng khó chịu và cảm thấy "Bạn không chuyên nghiệp, vậy công ty cũng không chuyên nghiệp."

Người thứ hai hoàn thành nhiệm vụ kịp thời và làm khách hàng hài lòng.

Người thứ ba thực hiện toàn bộ công việc một cách cẩn thận, thậm chí còn khiến khách hàng cảm thấy "Đây là một đối tác tuyệt vời."

Làm theo yêu cầu thì rất đơn giản, cái khó là làm sao để hoàn thành tốt hơn so với người khác.

Đừng bao giờ nghĩ: "Tôi tự hào vì đã hoàn thành nhiệm vụ". Bởi nó chỉ là một yêu cầu, hãy tự hào khi bạn làm tốt hơn người khác và vượt quá mong đợi của nhiều người.

2. Thực hành là rất quan trọng

Suy nghĩ có hay đến đâu, phương án có tốt đến đâu cũng không bằng thực hành.

Hoàn thành nhiệm vụ với chút thiếu sót so với việc sợ mà không thực hiện nhiệm vụ hoàn mỹ hơn gấp 100 lần.

Dành riêng cho người trẻ sinh năm 1995, 1996: 9 quy tắc sinh tồn ở nơi làm việc được đúc kết từ thế hệ 9X đời đầu, 90% sẽ không biết điều cơ bản số 5 - Ảnh 1.

3. Trước khi làm việc gì, cũng phải hiểu rõ mục đích

Trước khi làm việc, nhất định phải hiểu rõ yêu cầu, như vậy mới không phạm sai lầm và đạt kết quả cao.

Bạn không chỉ cần phải hiểu rõ thứ bạn nên làm là gì, mà còn cần suy nghĩ về nó từ quan điểm công ty.

Ví dụ, công ty nói rằng cần phải thêm hoạt động rút thăm vào dự án. Bạn phải hiểu rằng mục đích của rút thăm là để tăng cường tương tác với người dùng và tăng thiện cảm của họ với thương hiệu. Do đó, mỗi bước thiết lập rút thăm trúng thưởng nên xoay quanh vấn đề này. Chứ không phải tạo ra những trải nghiệm phức tạp cho người dùng, khiến họ phản cảm.

Khi sếp giao nhiệm vụ cho bạn, bạn phải tìm hiểu kĩ mục đích. Nếu sếp không giải thích mục đích khi đưa ra nhiệm vụ, bạn phải hỏi, thảo luận với đồng nghiệp hoặc tự tìm hiểu kĩ.

4. Muốn nhận mức lương cao, hãy đem về lợi nhuận khổng lồ cho công ty

Có người cho rằng: "Tôi đã làm việc trong nhiều năm, tôi đáng được tăng lương." Bạn biết đấy, ông chủ chỉ xem năng suất và kết quả bạn đem lại cho công ty, rất ít khi nhìn vào thâm niên của bạn.

Bạn làm lâu, nhưng năng lực vẫn giậm chân tại chỗ, thì rất khó để được tăng lương. Nhưng dù bạn là người mới, miễn là bạn có năng lực đem về lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với tiền lương bạn nhận được, ông chủ chắc chắn sẽ tăng lương cho bạn, để bạn có đủ tự tin, gánh trách nhiệm nhiều hơn.

Thế nên thay vì than vãn, hãy suy nghĩ cách tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty.

5. Lương của bạn không được quyết định bởi ông chủ, mà được xác định bởi các đối thủ khác trong thị trường đầy tài năng này

Không tăng lương không phải do ông chủ "keo". Bởi vì với vị trí và mức lương hiện tại của bạn, họ có thể tìm được hàng trăm người khác có trình độ và khả năng tương tự trên thị trường.

Thế nên thay vì nghĩ cách đàm phán tăng lương, hãy cải thiện khả năng chuyên môn và khả năng làm việc của bạn, làm tốt nền tảng của việc tăng lương trước đã.

Dành riêng cho người trẻ sinh năm 1995, 1996: 9 quy tắc sinh tồn ở nơi làm việc được đúc kết từ thế hệ 9X đời đầu, 90% sẽ không biết điều cơ bản số 5 - Ảnh 2.

6. Năng lực quan trọng hơn trình độ học vấn

Hiện nay có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên mà không cần bằng cấp, chỉ cần họ đáp ứng được những yêu cầu như: nghe, nói, đọc, viết thành thạo, biết sử dụng các phần mềm cơ bản trên máy tính...

Khi ở trường, bằng cấp là quan trọng. Khi ra trường, năng lực là quan trọng.

Không cần bạn tốt nghiệp ở trường nổi tiếng, dù bạn có là sinh viên tốt nghiệp trường tỉnh đi nữa, chỉ cần bạn học hỏi nhanh, làm tốt và vượt quá mong đợi những gì được truyền thụ, công ty vẫn sẽ xem trọng bạn.

7. Chỉ biếp copy bản thân là đang sống cuộc đời uổng phí

Mỗi ngày đều phải tiến về phía trước, dám đối mặt với sai lầm, thì mới tiến bộ được.

Đừng nghĩ bạn của ngày hôm nay đã hoàn hảo mà quên mất nếu cố gắng bạn của tương lai sẽ càng hoàn hảo hơn. Sao chép bản thân từ ngày này qua ngày khác là rất dễ dàng, nhưng thật lãng phí. Lãng phí thời gian, lãng phí tài năng của bạn.

Đừng sợ phạm sai lầm, những người cố gắng 99 lần có khả năng cao hơn nhiều so với những người không dám thử vì sợ phạm sai lầm.

Đổi mới bản thân từng ngày và nâng cao giá trị bản thân từng ngày.

Dành riêng cho người trẻ sinh năm 1995, 1996: 9 quy tắc sinh tồn ở nơi làm việc được đúc kết từ thế hệ 9X đời đầu, 90% sẽ không biết điều cơ bản số 5 - Ảnh 3.

8. Bạn đến đây làm việc, không phải đến làm hài lòng người khác

Ông chủ giao cho bạn nhiệm vụ xử phạt người không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng bạn lại sợ khiến người khác không vui và chán ghét mình.

Đừng sợ, bởi ông chủ trả tiền lương cho bạn là để hoàn thành công việc, chứ không phải làm hài lòng đồng nghiệp.

Thế nên, bạn cần làm gì cứ làm, mối quan hệ tốt sẽ không dễ đánh mất. Mối quan hệ "cưỡi ngựa xem hoa" thì chỉ một việc nhỏ cũng có thể gây ra mâu thuẫn.

9. Đừng tin vào tin đồn công sở, nó chẳng giúp ít gì cho con đường phát triển của riêng bạn

Đôi khi, chúng ta bị rơi vào tình huống khó xử, đứng giữa những mâu thuẫn và tin đồn trong công ty. Trong trường hợp này, hãy tránh làm người nghe hoặc tránh làm nhân vật chính trong tin đồn.

Khi người khác chê bai, bạn chỉ cần cười cho qua chuyện, đừng nghị luận hay bàn tán thêm.

Điều thực sự quyết định giá trị của bạn không phải là đấu tranh nội bộ, mà là giá trị bạn tạo ra được.

Thích nghe tin đồn, chê bai hay bình luận, sẽ chỉ làm bạn mất đi khả năng phán đoán, tranh đấu, cuối cùng lại trở thành nạn nhân của những tin đồn công sở.

Hơn nữa, đừng nghĩ ông chủ không biết bạn đang làm gì. Trong công ty nhiều tai mắt như thế, lời bạn nói, việc bạn làm, dù có kín đáo đến đâu, cũng sẽ có người biết được.

Thiên Tuyết

Cùng chuyên mục
XEM