Hết mặt Trăng, sao Hỏa, Trung Quốc còn 'photocopy' những gì để dân đỡ phải ra nước ngoài du lịch?
Đáng ngạc nhiên là, một vài trong số những công trình "Made in China" có quy mô khủng hơn cả đồ thật.
Mặt trăng cho tới trạm sao Hỏa đều được Trung Quốc mô phỏng rồi, trước đây thì sao?
Không chỉ dừng lại ở hàng hóa, thậm chí nhiều công trình nổi tiếng thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa cũng không tránh được việc bị Trung Quốc copy. Dưới đây là ví dụ:
Cầu Tháp London "xịn"
Ví dụ như Cầu Tháp London, đây là công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua) bắc qua sông Thames tại London. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp London, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với nước Anh nói chung.
Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu London (London Bridge) nằm cách nó không xa.
Bản thân công trình này đã cực kỳ hoành tráng, vậy mà phiên bản Cầu Tháp London nhái ở Trung Quốc còn to... gấp đôi. Công trình nhái được xây dựng ở Tô Châu, cao khoảng 40m, có 4 tòa tháp (cầu "xịn" chỉ có 2 tòa tháp). Theo The Sun, tổng chi phí cho Cầu Tháp London nhái lên tới 11,44 triệu USD.
Chưa kể tới Tháp Eiffel, Nhà hát Opera Sydney, Nhà Trắng... Thậm chí có cả một con tàu Titanic "nhái" to như thật, trị giá 194 USD vẫn đang được thi công.
Dưới đây là những công trình nổi tiếng thế giới bị Trung Quốc làm nhái không thương tiếc:
Cầu Tháp London nhái ở Trung Quốc còn to gấp đôi phiên bản thật. Công trình nhái được xây dựng ở Tô Châu, cao khoảng 40m, có 4 tòa tháp (cầu "xịn" chỉ có 2 tòa tháp). Tổng chi phí cho Cầu Tháp London nhái lên tới 11,44 triệu USD
Cầu Tháp London "rởm" ở Trung Quốc
Tuy phần cầu ở giữa không thể nâng lên hạ xuống nhưng Cầu Tháp London "nhái" ở Tô Châu có tới tận 4 tháp và 2 làn đường lớn.
Đó không phải là công trình duy nhất, tiếp theo là Đền Parthenon thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Acropolis. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Phiên bản "đạo nhái" có kích thước như thật, được đặt tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc
Đền Parthenon "rởm"
Đền Parthenon xịn
Còn đây là khu đô thị Thiên Đô Thành của Trung Quốc, được coi như một phiên bản thu nhỏ của kinh đô Paris hoa lệ với một tháp Eiffel "nhái" cao 108m có kết cấu giống với tháp "xịn" ở Pháp
Nhà hát Opera Sydney và Cầu cảng Sidney - biểu tượng văn hóa và kiến trúc của Australia cũng trở thành mục tiêu bị làm nhái. Công trình "rởm" được xây dựng tại Bắc Kinh và trông nó không được lung linh cho lắm
Đấu trường La Mã nức tiếng ở Ý cũng được "mượn" lại thiết kế để giúp Ma Cao thu hút khách du lịch. Công trình đạo nhái này có sức chứa 2000 người và thường xuyên được thuê để tổ chức sự kiện
Còn đây là Khải Hoàn Môn cao... 10m ở thị xã Khương Yến, tỉnh Giang Tô
Tượng Nhân Sư "rởm" thậm chí còn lớn hơn tượng thật, dài 80m, cao 30m, chủ yếu được đúc bằng bê tông cốt thép. Cơ quan ngoại giao của Ai Cập đã đệ trình tác phẩm nhái của Trung Quốc lên UNESCO nhưng có vẻ không giải quyết được vấn đề gì
Lấy cảm hứng từ Điện Kremlin, khu phức hợp lấy 2 màu vàng, trắng làm chủ đạo này chính là cơ quan hành chính của quận Môn Đầu Câu, nằm ở nội thành Bắc Kinh. Trung Quốc đã bỏ ra 3,5 triệu USD để xây công trình này
Còn bị gọi là "làng Tây nhái", đây là làng Florentia tại Vũ Thanh, Trung Quốc. Du khách dễ dàng nhận ra các công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu với các thiết kế hình mái vòm, một con kênh lớn, những cây cầu và một toà nhà giống hệt đấu trường La Mã
Kim tự tháp kính Louvre, công trình được thiết kế bởi một KTS Mỹ gốc Hoa cực kỳ nổi tiếng Bối Duật Minh. Công trình này được xây theo yêu cầu của Tổng thống Pháp François Mitterrand vào năm 1983. Kim tự tháp kính nhái được đặt tại Trùng Khánh, trông nó khá tẻ nhạt
Nhà trắng, Đài tưởng niệm Lincoln, tượng đài Washington cũng chịu trung số phận
Đền Karnak linh thiêng của Ai Cập được "xào lại" tại một công viên bỏ hoang ở Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Quy mô và độ chi tiết không kém gì ngôi đền thật
Trung Quốc không ngại dựng một phiên bản những pho tượng Moai của người Rapa Nui trên đảo Phục Sinh thuộc quần đảo Polynesia ngay tại Bắc Kinh
Những người nông dân này không cần tốn tiền đi du lịch mà vẫn được chiêm ngưỡng tháp nghiêng Pisa của Italy với bản sao tỉ lệ 1:4 ở Thượng Hải
Gần đây nhất là hình ảnh về bức tượng Nhân Sư đang được xây dựng ở Hà Bắc đã tràn ngập Internet, cho phép du khách Trung Quốc chiêm ngưỡng sự uy nghi của một trong những kỳ quan thế giới mà không cần tới Ai Cập.
Câu chuyện về Nhân Sư "photocopy" lần đầu nổi lên từ năm 2014 khi một bức tượng lấy y hệt thiết kế của tượng Nhân Sư lớn ở Giza, kích thước 60m x 20m, đột ngột xuất hiện trên một cánh đồng bên ngoài thủ phủ Thạch Gia Trang, Hồ Bắc.
Ngoài tượng Nhân Sư, bản sao của Kim tự tháp kính Louvre và Thiên Đàn (Temple of Heaven) ở Hà Bắc đều do một công ty sản xuất phim Trung Quốc xây dựng
Ngoài tượng Nhân Sư, bản sao của Kim tự tháp kính Louvre và Thiên Đàn (Temple of Heaven) ở Hà Bắc đều do một công ty sản xuất phim Trung Quốc xây dựng. Ban đầu, họ tuyên bố rằng các bản sao này sẽ bị phá bỏ sau khi chúng không còn cần thiết cho việc quay phim và các chương trình truyền hình. Tuy nhiên, sau đó 2 công trình "photocopy" lại được dựng biển mời tham quan với giá chỉ... 10 tệ/vé.
Thất vọng bởi sự thiết chính xác của tượng Nhân Sư, tức giận về việc xây dựng trái phép và sợ rằng nó sẽ gây tổn thất cho ngành du lịch, Ai Cập đã đệ đơn khiếu nại lên UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), yêu cầu phá bỏ những bản sao tại Trung Quốc.
Mãi đến năm 2016, tượng Nhân Sư "Hà Bắc" mới bị cưa phần đầu và để tạm sang bên cạnh.
2 năm sau khi Ai Cập đệ đơn khiếu nại lên UNESCO, Trung Quốc mới gỡ phần đầu của tượng Nhân Sư "Hà Bắc" rồi để tạm ở bên cạnh
Như vậy, bức tượng vẫn chưa bị phá hủy hoàn toàn, cho đến gần đây, hình ảnh về phần đầu của Nhân Sư "Hà Bắc" được ghép lại như cũ đã tràn ngập trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo South China Morning Post, Ai Cập đã phản ứng lại bằng cách tiếp tục đệ đơn khiếu nại lên UNESCO và Bộ ngoại giao Trung Quốc, một lần nữa yêu cầu phá bỏ công trình trái phép này.
Hiện tại, chưa rõ số phận của Nhân Sư "Hà Bắc" sau khi được hồi sinh.
Thật khó để tìm thấy sự liên quan giữa Nhân Sư và Iron Man (có vẻ là Hulkbuster), trừ việc chúng đều là đồ "photocopy"
Vào năm 2015, thành phố An Huy cũng dấy lên tranh cãi khi mở cửa Công viên Triển lãm Văn hóa Thế giới (World Cultural Expo Park) của riêng mình, với tượng Nhân Sư đầy đủ mặt mũi đặt cạnh bức tượng... Iron Man "photocopy".