Trung Quốc sắp sửa lắp luôn “mặt trăng nhân tạo” trên trời để không phải bật nhiều đèn đường, đỡ tốn điện

18/10/2018 20:25 PM | Xã hội

Dự kiến, thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn đèn đường vào năm 2020 khi "mặt trăng nhân tạo" này được phóng thành công lên không trung.

Năm 2020, thành phố Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc dự định sẽ phóng một vệ tinh chiếu sáng hay còn được gọi là "mặt trăng nhân tạo" vào không gian. Được biết, vệ tinh chiếu sáng này được thiết kế để thay thế vào những đêm không trăng, hoặc thậm chí là người dân sẽ không cần phải dùng đến đèn đường nếu có nó.

Theo lời ông Vũ Xuân Phong, chủ tịch Viện Nghiên cứu Hệ thống Vi điện tử và Công nghệ Vũ trụ Thành Đô giới thiệu vào hôm 10/10 vừa qua, độ sáng của "mặt trăng nhân tạo" gấp 8 lần mặt trăng thật, và sẽ đủ sáng để thay thế đèn đường. 

Vệ tinh "mặt trăng" này sẽ có thể chiếu sáng trong một khu vực có đường kính từ 10 đến 80 km, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ gần như soi rọi mọi ngóc ngách, con đường, góc phố trong thành phố Thành Đô.

Ông Ngô Xuân Phong cũng chia sẻ rằng ý tưởng làm "mặt trăng nhân tạo" đến từ một nghệ sĩ người Pháp, người này đã tưởng tượng sẽ treo một chiếc vòng cổ làm bằng gương trên trái đất, để có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời lên các đường phố của Paris quanh năm.

Viện nghiên cứu của ông Ngô Xuân Phong đã và đang phát triển làm một “mặt trăng nhân tạo” trong nhiều năm qua và hiện tại, họ chính thức xác nhận công nghệ này đã đủ hoàn thiện để chuẩn bị cho màn ra mắt vào năm 2020.

Sau khi thông báo được đưa ra, một số người bày tỏ lo ngại rằng ánh sáng phản chiếu từ không gian có thể có tác động bất lợi đến thói quen hàng ngày của một số động vật và hệ thống quan sát thiên văn. Tuy nhiên, ông Khang Vi Dân, giám đốc Viện Quang học, thuộc Học viện vũ trụ, Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, giải thích rằng ánh sáng của vệ tinh chỉ tương tự với ánh sáng hoàng hôn, vì vậy nó không ảnh hưởng gì đến thói quen của các loài động vật.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa xác định được cách thức hoạt động của "mặt trăng nhân tạo" hay vệ tinh chiếu sáng này. Nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho nền khoa học kĩ thuật của Trung Quốc và cả thế giới. Vì nó sẽ giúp các địa phương tiết kiệm được một lượng lớn điện chiếu sáng vào ban đêm trong tương lai.

Theo Chan

Cùng chuyên mục
XEM