Hậu quả mà bị cáo Danh gây ra là nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng
Dưới đây là toàn cảnh diễn biến vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại ngân hàng Xây dựng.
-
Đề nghị thu hồi khoản 851 tỷ đồng của nhóm Phú Mỹ là không có cơ sở
Về việc thuê các trụ sở: Theo Hội đồng xét xử, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có ý kiến không đồng ý việc thuê trụ sở nhưng các bị cáo vẫn cố tình thực hiện việc thuê. Vì thế, không có cơ sở chấp thuận lời bào chữa của các bị cáo cho rằng đó không phải là hợp đồng khống.
Hội đồng xét xử cũng giữ quan điểm những khoản chuyển tiền trên 5 tỷ đồng phải xin ý kiến tổ giám sát.
Các bị cáo cho rằng cần thu hồi khoản tiền 851 tỷ từ nhóm Phú Mỹ để khắc phục hậu quả để giảm nhẹ tội là không có cơ sở vì từ khi hành vi xảy ra thì đã cấu thành tội. Ngoài ra, khoản tiền này cho đến nay chưa có cơ sở để thu hồi.
Về Hành vi rút tiền từ tài khoản bà Bích (rút 2.100 tỷ, 300 tỷ, 3.090 tỷ..), thực hiện nghị quyết HĐQT liên quan khoản tiền của nhóm bà Bích…:Không có cơ sở cho rằng Phan Thành Mai không biết việc rút tiền không có chữ ký của nhóm Trần Ngọc Bích. Việc nợ chữ ký như các bị cáo khai tại tòa là diễn ra nhiều tháng, nhiều năm. Vì thế, không chấp nhận lời bào chữa của Luật sư, bị cáo về việc không biết 1 khoản tiền lớn bị chuyển khỏi tài khoản khách hàng lâu như vậy mà không biết gì trên cương vị người lãnh đạo.
Qua thẩm tra hồ sơ vay tại chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang, nhiều hồ sơ vay sai sót. 8 hồ sơ ở chi nhánh Sài Gòn và 4 hồ sơ tại Lam Giang. Ngoài 12 hồ sơ trên còn 2 hồ sơ của Nhà Quốc Cường và Nhà Hưng Thịnh của Quốc Cường Gia Lai.
Về 4.700 tỷ đồng mà VNCB giải ngân cho các doanh nghiệp do ông Danh lập ra là sai pháp luật vì theo quy định.
Về định giá, Hội đồng xét xử cho biết bản định giá của Định giá Đà Nẵng, Định giá miền Nam…thì các bị cáo ban đầu đều không đồng tình. Sau đó, Hội đồng xét xử có lập ban thẩm định giá Trung ương nhưng sau đó các Luật sư đề nghị rút lại việc thành lập này và chấp nhận bản định giá của công ty định giá Miền Nam.
Dù biết các thửa đất định giá có tài sản của ông Danh nhưng các bị cáo vẫn tiến hành định giá với mức giá cao hơn mức bản định giá ban đầu. Hành vi này cho thấy các bị cáo cho rằng chỉ thiếu trách nhiệm là không có cơ sở.
Ngoài các sai phạm trong thẩm định hồ sơ vay vốn thì các bị cáo có nhiều sai phạm. Hầu hết các công ty này đều không hoạt động, không có khả năng trả nợ….Nhiều tài sản đảm bảo để Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đang thế chấp tại ngân hàng BIDV…Các công ty này khi vay ra cũng không sử dụng tiền theo mục đích vay vốn như trong hồ sơ. Vì thế, các bị cáo liên quan đến cho vay phải chịu trách nhiệm.
-
Không chấp nhận đề nghị xem xét năng lực và thời gian điều hành của 2 bị cáo Phạm Công Danh và Phan Thành Mai
Đối với quan điểm của Luật sư xem xét cho bị cáo Danh tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng làm trái, Hội đồng xét xử đánh giá: Bị cáo Danh chính thức là chủ tịch VNCB từ 23/5/2013. Hội đồng xét xử xét thấy trên thực tế từ 6/6/2012 thì Danh đã đưa người vào quản lý, điều hành ngân hàng. Những truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều sau 20/2/2013 nên những truy tố này là có cơ sở, đúng quy định pháp luật.
Tương tự cho quan điểm của Luật sư bào chữa cho Phan Thành Mai đề nghị xem xét cho hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng với 2 khoản vay của Thịnh Quốc và Đại Hoàng Phương xảy ra trước đó thì bị cáo đã được loại trừ trách nhiệm.
-Đối với quan điểm của Luật sư Quang Anh bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai là hạn chế hành vi dân sự, Hội đồng xét xử cho rằng mặc dù bị cáo Mai không đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm TGĐ ngân hàng theo quy định nhưng quyết định bổ nhiệm của HĐQT thì Phan Thành Mai không bị hạn chế năng lực vì thế Hội đồng xét xử không chấp nhận quan điểm bào chữa của các Luật sư.
-Đối với các bị cáo tự bào chữa, bào chữa bổ sung:
+Về CoreBanking: Phạm Công Danh đã không họp thông qua quyết định số 35 về thành lập ban chỉ đạo thực hiện nâng cấp hệ thống ngân hàng, vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ tịch Ngân hàng. VNCB giải ngân khi chưa được sự đồng ý của tổ giám sát đã vi phạm quy định. Phan Thành Mai đã biết Phạm Công Danh rút tiền nhưng vẫn ký hợp đồng với An Phát. Mai Hữu Khương soạn thảo hợp đồng để Phan Thành Mai ký với An Phát…
Nguyễn Quốc Viễn cũng không thực hiện hết chức năng của BKS, không báo cáo tổ giám sát…Dù bị cáo Viễn cho rằng ý kiến của bị cáo không có giá trị quyết định nhưng lời bào chữa của bị cáo không có cơ sở để được chấp thuận.
Lê Công Thảo với vai trò giám đốc công nghệ cũng ký giấy đề nghị tạm ứng mà không rõ năng lực của đối tác…Khi ký có băn khoăn nhưng vẫn ký, bỏ mặc hậu quả xảy ra nên sai phạm đến đâu, bị cáo phải chịu trách nhiệm đến đó.
Phan Minh Tùng: Bị cáo biết sự việc và Hội đồng xét xử cũng đã xem xét kỹ 2 khoản nộp tiền vào tài khoản ông Phạm Công Danh, nếu không phải bị cáo chuyển thì không cách gì tiền này chuyển được. Vì thế, truy tố bị cáo hành vi giúp đỡ bị cáo Phạm Công Danh là có cơ sở.
Phạm Việt Thép: Bị cáo Phạm Việt Thép cho biết chỉ làm theo ý kiến của em bị cáo là Phạm Thị Trang, không biết, bản thân không điều hành công ty…Dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng hành vi của bị cáo giúp sức bị cáo Phạm Công Danh gây hậy quả cho VNCB là có thật nên không thể xem xét cho bị cáo hưởng án treo được.
-
Phạm Công Danh không đủ năng lực tài chính để tái cơ cấu TrustBank như cam kết
Về nội dung vụ án, Hội đồng xét xử đánh giá như sau:
Sau khi tiến hành thanh tra Đại Tín, ngày 6/9/2012 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận phương án tái cơ cấu ngân hàng theo hướng cho phép cổ đông mới nắm giữ hơn 84% cổ phần nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện. Trên thực tế, thông qua Hà Văn Thắm, ngày 6/6/2012 sau khi ký biên bản thỏa thuận với nhóm Phú Mỹ thì Phạm Công Danh bắt đầu đưa người vào tái cơ cấu TrustBank sau đó tổ chức ĐHCĐ bất thường chính thức làm chủ tịch ngân hàng. Mặc dù biết tình trạng thảm hại của TrustBank với vốn chủ sở hữu âm 2.800 tỷ, lỗ lũy kế hơn 6 ngàn tỷ, mọi giao dịch trên 5 tỷ phải qua ý kiến tổ giám sát nhưng Phạm Công Danh chấp nhận.
Do cần tiền chi chăm sóc khách hàng, lãi ngoài…., Phạm Công Danh đã bàn bạc với Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương tìm cách rút tiền của VNCB bằng cách lập các hợp đồng khống nâng cấp CoreBanking, thuê trụ sở khống…cho chính công ty Phạm Công Danh lập để rút tiền. Từ chủ trương sai trái trên, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương chỉ đạo phân công cho Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn, Bạch Quốc Hào…và các bị cáo trong vụ án này trong chức năng quyền hạn của họ thực hiện các hành vi sai trái gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho VNCB.
Mặc dù tại tòa các bị cáo khai do các nguyên nhân khác nhau, mục đích khác nhau hoặc do không biết, làm theo sự chỉ đạo thậm chí kêu oan nhưng xét lời khai của các bị cáo tại tòa, người làm chứng, người có quyền lợi liên quan thì Hội đồng xét xử cân nhắc và có nhận định như sau:
-Về ý kiến cho rằng quyết định 12 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành là trái quy định của pháp luật, tổ giám sát không có quyền có ý kiến với các giao dịch của VNCB: Đại Tín trước đây do nhóm Hứa Thị Phấn điều hành liên tục hoạt động không hiệu quả nên phải thành lập tổ giám sát để tái cơ cấu ngân hàng này. Sau khi việc tái cơ cấu được thông qua, để việc tái cơ cấu hiệu quả nên Nhà nước quyết định duy trì tổ giám sát. Quy trình nói trên đúng quy trình nên không có cơ sở chấp thuận lời bào chữa của các luật sư liên quan vấn đề này.
-Về quan điểm của các Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và các bị cáo khác cần xem lại bối cảnh gây ra phạm tội là ngân hàng xấu và bị cáo Danh không nhận được tài sản như thỏa thuận ban đầu, Hội đồng xét xử xét thấy:
Tính đến thời điểm khởi tố vụ án, nhóm cổ đông Phạm Công Danh đã trả một phần gốc và lãi cho bà Hứa Thị Phấn tổng số tiền hơn 3.600 tỷ được lấy từ nguồn các khoản vay từ VNCB của nhóm khách hàng Trần Ngọc Bích cầm cố sổ tiết kiệm, vay qua các công ty vật liệu xây dựng, 12 công ty của Tập đoàn Thiên Thanh Thanh, khoản ủy thác cho Lộc Việt…Đồng thời, khoản 4.700 tỷ tăng vốn điều lệ cũng được xác định là từ vốn vay ngân hàng BIDV.
Vì thế, các cổ đông đã làm trái với cam kết trong đề án tái cơ cấu là dùng vốn tự có của mình. Hội đồng xét xử cho rằng tổng tài sản Tập đoàn Thiên Thanh tại thời điểm tái cơ cấu chỉ hơn 1.000 tỷ đồng, không đủ năng lực tài chính để tái cơ cấu ngân hàng. Khi không có đủ năng lực tài chính thì mọi thứ đều nằm ngoài tầm với chứ chưa nói đến thực tế ngân hàng khi bị cáo Danh tiếp cận. Bối cảnh mà các bị cáo nêu đều là do bị cáo đặt ra cho mình, do đó Hội đồng xét xử không chấp nhận quan điểm của các Luật sư về vấn đề này.
-
HĐXX xác định Ngân hàng Xây dựng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Những phút cuối của phiên tuyên án buổi sáng, Hội đồng xét xử đã đưa ra quan điểm về nhiều ý kiến của các vị luật sư, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đối với đề nghị giảm nhẹ, giảm nhẹ hình phạt cho Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Bạch Quốc Hào, Phan Minh Tùng, Phạm Việt Phạm Việt Thép; giảm nhẹ hình phạt đối với Phạm Công Danh, Trần Văn Bình , Phan Tuấn Anh, Doãn Quốc Long, Nguyễn Quốc Sơn và Nguyễn Tiến Hùng, Bùi Thành Nguyên và những người được Phạm Công Danh thuê đứng tên làm giám đốc.
Bị cáo Lê Công Thảo, Nguyễn Thị Kim Vân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không hưởng lợi, phạm tội lần đầu, gia đình nhân thân tốt có công với cách mạng nên không cần thiết cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội.
Đối với bị cáo Lý Minh, dù bị cáo ký trước hay ký sau giải ngân thì cũng đã không làm đúng chức trách của trưởng phòng kinh doanh, hậu quả của hành vi này đã xảy ra nên bị cáo phải chịu trách nhiệm. Xét hành vi cũng thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo khỏi đời sống xã hội.
Qua xét xử tại tòa và những chứng cứ phát sinh, có nhiều tình tiết liên quan đến vụ án này nhưng vì ngoài nội dung truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các hành vi đủ để truy tố vụ án nhưng vì giới hạn xét xử nên chuyển sang yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử đã xác định Ngân hàng xây dựng (CB) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại vụ án nhưng các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử trả lời như sau: Các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở. Mặc dù trước đây không có đơn yêu cầu đền bù thiệt hại nhưng tại phiên tòa các tổ chức liên quan đã có yêu cầu liên quan.
Về kiến nghị sử dụng bộ luật hình sự năm 2015 để xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, Hội đồng xét xử sẽ xem xét áp dụng giảm nhẹ cho bị cáo theo tinh thần bộ luật mới so với bộ luật cũ. Bộ luật được áp dụng cho vụ án này vẫn là bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 trong đó nghiêm trị kẻ cầm đầu và khoan hồng cho những người thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm lập công chuộc tội, đền bù thiệt hại…
-
HĐXX tóm tắt những lời khai, bào chữa, kiến nghị trước khi tuyên án
Hội đồng xét xử đọc những kiến nghị, đề nghị của các luật sư liên quan bảo vệ cho thân chủ của họ. Những quan điểm cho rằng hành vi chưa cấu thành tội danh hay ý kiến cho rằng việc thuê trụ sở không phải là khống…cũng được Hội đồng xét xử đọc công khai trước tòa.
Hội đồng xét xử cũng đọc kiến nghị liên quan điểm mới mà cơ quan điều tra chưa điều tra trong quá trình điều tra là việc sao kê chứng từ, việc sao y bản chứng tại Bình Dương…
Việc nhiều bị cáo đề nghị thu hồi khoản tiền ông Danh đã chuyển cho bà Phấn để góp phần giảm thiệt hại từ vụ án cũng HĐXX nhắc lại.
Các vấn đề liên quan việc thẩm định giá, quan điểm thẩm định giá…ý kiến các bên về kết quả định giá cũng được Hội đồng xét xử tóm tắt đọc tại tòa.
Kiến nghị liên quan việc xem xét tách riêng vụ án 5.190 tỷ ra thành vụ án dân sự riêng, xem xét các giao dịch đã hoàn thành…cũng được nhắc đầy đủ sáng nay.
Kiến nghị của Luật sư bào chữa cho Phan Thành Mai liên quan việc không coi lời khai của bị cáo Mai là bằng chứng để xác minh tội phạm hay thời gian bị cáo Mai được bổ nhiệm cũng được đọc tại tòa. Hội đồng xét xử cũng đọc kiến nghị của Luật sư Quang Anh liên quan năng lực hành vi của bị cáo Mai (chưa đủ số năm kinh nghiệm nhưng vẫn được bổ nhiệm…).
Đối với những hành vi làm sai nhưng không gây hậu quả thì có bị xem là tội phạm hay không…mà các Luật sư kiến nghị tại tòa cũng được Hội đồng xét xử đọc trước khi tuyên án.
HĐXX đồng thời đọc hết những ý kiến kêu oan của nhiều bị cáo như bị cáo Lê Công Thảo, bị cáo Thái, bị cáo Viễn…và các trình bày cũng như viện dẫn luật liên quan của các Luật sư,
Những ý kiến đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về nhân thân, xin giảm nhẹ hình phạt….cũng được Hội đồng xét xử đọc hết tại tòa.
Những ý kiến đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về nhân thân, xin giảm nhẹ hình phạt….cũng được Hội đồng xét xử đọc hết tại tòa. Hội đồng xét xử cũng không quên đọc đề nghị của ông Danh nói rằng bị cáo không mong được giảm nhẹ tội nhưng mong cho bị cáo cơ hội khắc phục hậu quả và tạo điều kiện cho gia đình bị cáo.
Về số tiền liên quan 300 tỷ mà ngân hàng cho vay không có hồ sơ chứng từ của khách hàng và Luật sư đề nghị ngân hàng phải chịu trách nhiệm, trả lại sổ tiết kiệm cho khách hàng hay việc cáo buộc nhóm bà Bích nợ chữ ký không có cơ sở…được nhắc đầy đủ mọi góc độ từ phía bị cáo, nhóm bà Bích, Luật sư 2 bên….
Tính đến 11h10' sáng, HĐXX đã tổng kết xong toàn bộ vụ án bao gồm các sự việc đã được trình bày tại tòa, các ý kiến kiến nghị của bị cáo, các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các ý kiến mong muốn của bị cáo cũng như đề nghị của các luật sư trong suốt phiên tòa đều được nhắc lại đầy đủ.
-
Hậu quả mà bị cáo Danh gây ra là nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng
Hội đồng xét xử đọc lại các vấn đề mà Phạm Công Danh đã trình bày. Phạm Công Danh do mong muốn thành lập ngân hàng mới nhưng không đạt được, thỏa thuận với ông Hà Văn Thắm để tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín.
Mặc dù biết Đại Tín thua lỗ, yếu kém nhưng mong muốn nhận được cổ phần Đại Tín, bất động sản liên quan nên nhận tái cơ cấu ngân hàng. Dù đã chi hơn 3.600 tỷ đồng cho bà Hứa Thị Phấn nhưng không lấy được tài sản. Bị cáo cho rằng bị cáo bị lừa và mong Hội đồng xét xử xem xét.
Bị cáo Danh cũng xin Hội đồng xét xử xem xét cho các nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh và nhân viên ngân hàng vì họ không biết, làm theo chỉ đạo.
Hội đồng xét xử cũng đọc lại những lời khai nhận, mong muốn của các bị cáo, gần giống như trong lời nói cuối cùng.
Hội đồng xét xử cũng nhắc lại quan điểm của Viện kiểm sát là giữ nguyên quan điểm luận tội như đã đưa ra trước đó. Viện kiểm sát cho rằng hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Dù bị cáo có đưa ra nhiều lý do nhưng do tính chất nghiêm trọng không thể đo đếm được đối với ngân hàng, ngành ngân hàng và xã hội nên cần áp dụng mức án cao nhất đối với bị cáo Phạm Công Danh.
Còn các bị cáo khác như bị cáo Mai, Quyết đều biết động cơ mục đích của bị cáo Danh nhưng hành vi của các bị cáo góp phần gây ra sai phạm nghiêm trọng nên cần phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Các bị cáo khác như vì mưu sinh mà đứng tên doanh nghiệp…có nhiều yếu tố cần xem xét giảm nhẹ…
-
36 bị cáo và 162 người có quyền và nghĩa vụ liên quan nghe Tòa tuyên án
Sau hơn 40 ngày xét xử và 10 ngày nghị án, sáng nay, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đi vào phần tuyên án.
Ngay từ đầu ngày, những người quan tâm đến vụ việc đã tập trung rất đông tại tòa, nhiều hơn hẳn các ngày xét xử trước đó. Riêng số người mang đồng phục Tập đoàn Thiên Thanh đến tòa tính bằng con số vài chục người.
Tính đến 8h30, Hội đồng xét xử bắt đầu công bố danh sách những bị cáo, 162 người có quyền và nghĩa vụ liên quan, danh sách các luật sư có mặt tại tòa.
-
Đề nghị án cho 36 bị cáo của Viện Kiểm sát ngày 16/8
Trong phần luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án cho 36 bị cáo như sau:
-Phạm Công Danh 20 năm tù tội cố ý làm trái quy định, 20 năm tù vi phạm cho vay của các tổ chức tín dụng, tổng cộng hình phạt của 2 tội là 30 năm tù.
-Tuyên phạt bị cáo Phan Thành Mai về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng 11-12 năm tù, 11-12 năm tù tội vi phạm cho vay, tổng cộng 24-26 năm.
-Mai Hữu Khương làm trái quy định 11-12 năm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; cho vay trái quy định tổ chức tín dụng 11-12 năm tù: 22-24 năm tù
-Hoàng Đình Quyết làm trái quy định 11-12 năm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; cho vay trái quy định tổ chức tín dụng 9-10 năm tù: tổng cộng 20-22 năm tù
-Nguyễn Quốc Viễn: 6-7 năm tù vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước, 8-9 năm tù vì vi phạm quy định cho vay, tổng hợp 14-16 năm tù
-Bạch Quốc Hào: 5-6 năm tù vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước, 7-8 năm tù vì vi phạm quy định cho vay, tổng 12-14 năm tù
-Phan Minh Tùng: 3-4 năm tù vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước, 6-7 năm tù vì vi phạm quy định cho vay, tổng 9-11 năm tù
-Phạm Việt Thép: 4-5 năm tù vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước
-Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Vân, Lê Công Thảo, Đặng Đình Tuấn: 5-6 năm tù vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước
-Lâm Thiên Thu, Bùi Thanh Nguyên, Thái Minh Thanh, Phan Anh Tuấn, Lê Khắc Thái, Lý Minh: 5-6 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay
-Võ Ngọc Nguyễn Bình, Huỳnh Nguyên Sang, Doãn Quốc Long, Nguyễn Quốc Sơn: 6-7 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay
-Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Văn Cường, Trần Thanh Tùng, Cao Phước Nhàn, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Hữu Duyên, Bùi Thị Hà Thu: 3-4 năm tù vì vi phạm các quy định về cho vay
-Hồ Thị Đi, Nguyễn An Vinh, Vưu Thị Diệu, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Chí Bình, Nguyễn Minh Quân: 3 năm tù cố ý làm trái, 3 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay. Cho hưởng án treo.
Ngoài ra, VKS còn đề nghị khởi tố tại tòa đối với nhóm bà Hứa Thị Phấn, đề nghị truy thu tổng cộng 6.762 tỷ đồng các khoản tiền do hành vi sai trái mà có, trong đó từ nhóm Trần Ngọc Bích là 5.809 tỷ đồng và từ bà Hứa Thị Phấn là 950 tỷ.
-