Hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo dừng hợp đồng với SAGS để tự thực hiện dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất

22/04/2025 12:21 PM | Dịch vụ

Theo thông báo từ Công ty phục vụ Mặt Đất Sài Gòn, Vietjet Air sẽ tự thực hiện các dịch vụ mặt đất tại sân bay trong thời gian tới.

Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS – mã chứng khoán: SGN) vừa có công văn gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, công bố thông tin về một sự kiện bất thường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, kể từ ngày 20/4/2025, SAGS sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho Hãng hàng không Vietjet Air.

"Nguyên nhân chấm dứt hợp tác là do Vietjet sẽ tự thực hiện các dịch vụ mặt đất tại sân bay này", thông báo từ phía SAGS nêu rõ.

Trước tình hình này, SAGS cho biết sẽ xây dựng lại kế hoạch sản xuất – kinh doanh cho cả năm, đồng thời tập trung vào các giải pháp tìm kiếm khách hàng mới, phát triển dịch vụ bổ trợ, và tiết giảm chi phí vận hành để bù đắp nguồn thu.

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm SAGS chấm dứt hợp tác với một hãng hàng không lớn. Trước đó, vào ngày 1/1/2024, SAGS đã ngừng cung cấp dịch vụ mặt đất cho Bamboo Airways do hãng này có khoản nợ quá hạn và tiến độ thanh toán chậm. Sau đó, Bamboo chuyển sang hợp tác với Pacific Airlines để tiếp tục dịch vụ mặt đất.

Hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo dừng hợp đồng với SAGS để tự thực hiện dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất- Ảnh 1.

Theo báo cáo tài chính năm 2024, Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.518 tỷ đồng, tăng 4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 294 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2023.

Mặt khác, SAGS cũng đang triển khai chiến lược mở rộng đầu tư dài hạn. Mới đây, công ty đã đề xuất thành lập pháp nhân mới để thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất số 2 tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 790 tỷ đồng.

Dự án sẽ được triển khai theo mô hình liên danh giữa SAGS và Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Hà Nội (HGS), trong đó SAGS giữ vai trò đứng đầu, góp 75% vốn bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Kỳ Thư

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).