Giữa lúc bong bóng xe ô tô điện có thể sắp 'nổ tung', Trung Quốc đang gấp rút ra mắt chiếc xe hơi điện 'made in China' đầu tiên
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp ô tô Trung Quốc, số lượng xe sử dụng nguồn năng lượng mới được bán trong năm 2014 đã tăng gấp 4 lần so với năm trước và tiếp tục nhân lên hơn 4 lần trong năm 2015 với con số hơn 330.000 xe.
Trong vài năm gần đây, các nhà đầu tư mạo hiểm đã đổ hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp xe điện được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc. Cho đến nay, kết quả của việc đầu tư này chưa thực sự rõ ràng nhưng hãy cùng điểm qua báo cáo gần đây các công ty mới nổi:
Cổ phiếu của Nio, đối thủ được cho là xứng tầm cạnh tranh với Telsa của Trung Quốc, đã giảm hơn 50% trong năm nay xuống còn khoảng 2,70 USD mỗi cổ phiếu.
Tháng 11, XPeng - công ty sản xuất ô tô điện được hỗ trợ bởi Alibaba thông báo rằng đã gọi được 400 triệu USD cho series C của mình. Các nhà đầu tư bao gồm cả chủ tịch và giám đốc điều hành He Xiaopeng và công ty điện tử Xiaomi tham gia với tư cách là nhà đầu tư chiến lược.
BYD có trụ sở tại Thâm Quyến, công ty được Warren Buffett đầu tư, cho biết vào cuối tháng 1 lợi nhuận ròng và các khoản loại trừ đã giảm 130,1% trong quý 3. Các cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông đã giảm 25% trong năm nay.
Đây là một số trong số ít những công ty còn "sống sót" từ những nỗ lực của Bắc Kinh trong thập kỷ qua để đẩy nhanh việc tạo ra chiếc xe điện của riêng của Trung Quốc. Bây giờ, doanh số bán ô tô của Trung Quốc đang suy giảm, trợ cấp của người tiêu dùng cho các phương tiện năng lượng mới sẽ giảm dần vào năm tới còn tăng trưởng kinh tế thì đang chậm lại.
Rupert Mitchell là giám đốc chiến lược của công ty xe điện Trung Quốc WM Motor, công ty được thành lập vào năm 2015 bởi một cựu giám đốc điều hành của Volvo và Geely. Chia sẻ với CNBC hồi tháng 11, ông nói: "Các công ty khởi nghiệp đã mong đợi các khoản trợ cấp sẽ kéo dài lâu hơn như vậy. Việc xảy ra một cuộc suy thoái ô tô lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử của Trung Quốc đều không nằm trong kế hoạch kinh doanh của bất kỳ công ty nào."
Nỗ lực của Bắc Kinh được bắt đầu như thế nào
Wan Gang là một kỹ sư cho Audi ở Đức trước khi trở về Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Trong vòng 10 năm, ông trở thành Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bãi gửi xe ô tô điện của công ty Wuhan, Trung Quốc
Wan đã thuyết phục chính quyền trung ương đưa ra một chiến lược quốc gia để phát triển phương tiện sử dụng năng lượng mới và ứng dụng công nghệ pin. Bắc Kinh đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc ứng dụng công nghệ mới, điều này cũng có lợi cho các nỗ lực chống ô nhiễm ở đất nước này.
Vì vậy, chính phủ đã chi ít nhất 33,4 tỷ nhân dân tệ cho các khoản trợ cấp từ năm 2009 đến 2015, theo báo cáo của Bộ Tài chính. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp ô tô Trung Quốc, số lượng xe sử dụng nguồn năng lượng mới được bán trong năm 2014 đã tăng gấp 4 lần so với năm trước và tiếp tục nhân lên hơn 4 lần trong năm 2015 với con số hơn 330.000 xe.
Tuy nhiên năm 2016, Bộ Tài chính cho biết đã tìm thấy ít nhất năm công ty lừa đảo hệ thống giá trị hơn 1 tỷ nhân dân tệ. Năm đó, dữ liệu cho thấy doanh số bán xe năng lượng mới chỉ tăng 53%.
Mức độ lợi dụng các khoản trợ không phải là hiếm ở Trung Quốc. Từ năm 2001 đến 2011, khoảng một nửa các công ty Trung Quốc nhận trợ cấp trực tiếp cho nghiên cứu và phát triển là không tuân thủ quy định, sử dụng vốn cho những thứ khác như tiêu dùng tư nhân và đầu tư vào các hoạt động khác với lợi nhuận cao hơn.
Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Philipp Boeing và Bettina Peters, 2 nhà nghiên cứu của ZEW từ Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Châu Âu, vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Trung Quốc là việc đầu tư này ít có tác động đến năng suất trong dài hạn.
Cuộc chạy đua trên thị trường
Tuy nhiên, một số công ty mới nổi sản xuất xe điện tại Trung Quốc vẫn tự tin vào tiềm năng tăng trưởng của mình.
XPeng đặt mục tiêu đạt mức hòa vốn trong khoảng hai năm, với kỳ vọng công ty có thể đưa khoảng 150.000 xe lăn bánh trên đường, Brian Gu, phó chủ tịch của XPeng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 11. Con số này gấp khoảng 10 lần những gì công ty đã bán kể từ khi chiếc xe đầu tiên bắt đầu giao hàng vào tháng 12 năm ngoái.
Thị trường nóng hơn bao giờ hết với những cái tên như Nio,Telsa, Xpeng
Giám đốc chiến lược của WM Motor, Mitchell thì hy vọng công ty có thể hòa vốn vào 12 tháng tới trong nỗ lực lớn hơn ở khâu tiếp thị tiêu dùng. Công ty cũng đang trong quá trình huy động 1 tỷ USD.
Các công ty khác chỉ mới bắt đầu đưa xe điện mới vào thị trường. Aiways, một công ty startup có trụ sở tại Thượng Hải tuyên bố đã đạt được chứng nhận từ liên minh châu Âu và vào tháng 12 này họ sẽ bắt đầu giao hàng chiếc SUV U5 của mình. GAC Nio có trụ sở tại Quảng Châu - một doanh nghiệp liên doanh, chuẩn bị tiết lộ chiếc SUV chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên dưới thương hiệu Hycan vào thứ 6.
Trong khi đó, phiên bản đầu tiên của chiếc Teslas "Made in China", được thông báo sẽ tung ra thị trường vào đầu năm tới với mức giá thấp hơn so với Nio.
Ông Hui Hui, nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách năng lượng mới của Trung Quốc, cho biết: "Nhìn lại chặng đường 10 năm qua của chính phủ Trung Quốc, chúng tôi cho rằng hiệu quả chính sách đem lại có nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực. Chúng tôi chưa thể nói rằng những chiếc xe sử dụng nguồn năng lượng mới của mình là số một. Tuy nhiên, chúng tôi tự hào về những chiếc ắc quy của mình".