GIỮ SỨC KHỎE là khoản đầu tư sinh lãi và là trách nhiệm lớn nhất của con người: Chúng ta nói hay nhưng làm dở nên phải gánh bệnh tật cả đời
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tại sao chúng ta lại tiếc tiền để phòng bệnh, để rồi sau đó hối hận tiêu một đống tiền hi vọng chữa khỏi bệnh?
Thời đại này, rất ít người quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ. Họ không hiểu rằng, việc giữ sức khoẻ không phải chỉ có lợi cho mình họ, mà còn có lợi cho cả gia đình, bạn bè, người thân của họ nữa.
Dành cả đời kiếm tiền để sau này trả tiền viện phí, cuộc sống thế này liệu có đáng?
Trước 30 tuổi, có mấy người nhận thức được xung quanh mình có bao nhiêu người mắc những căn bệnh vô phương cứu chữa. Ngày xưa, những căn bệnh như ung thư, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm là những căn bệnh nghe rất "lạ". Còn bây giờ, số người mắc những căn bệnh đó ngày càng nhiều hơn, thoạt đầu ta choáng váng, sửng sốt, nhưng dần thấy quen thuộc đế nỗi dửng dưng, chẳng mấy bận tâm.
Đời sống của chúng ta ngày càng cao, ngày càng có nhiều người hướng đến "3 cao": Cao huyết áp, hàm lượng mỡ trong máu cao, lượng đường huyết trong máu cao. Hệ quả, số lượng người mắc những căn bệnh về tim mạch tăng dần theo năm tháng. Một điều đáng e ngại là, căn bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những người độ tuổi khoảng 30.
Hỏi thế gian này, chiếc giường nào là đắt nhất? Không phải chiếc giường dát vàng Baldacchino Supreme (133,8 tỉ), cũng không phải giường ngủ lơ lửng của Janjaap Ruijssenaars (34 tỉ), câu trả lời nghe khó tin nhưng đó lại là sự thật: Chiếc giường đắt nhất thế giới mà không ai muốn rước về, chính là giường bệnh.
Chúng ta luôn may mắn có người tương trợ những lúc khó khăn.
Nếu chúng ta không biết lái xe, luôn có người sẵn lòng đèo chúng ta đi khắp mọi nơi.
Nếu chúng ta không tự mình kiếm được bạn trai hay bạn gái, luôn có những người "mai mối" sẵn lòng giúp đỡ.
Nếu chúng ta không kiếm được tiền, sẽ có người kiếm tiền giúp chúng ta.
Nhưng khi chúng ta bị bệnh, không ai có thể chịu căn bệnh đó thay cho bạn!
Cái gì mất cũng có thể kiếm lại được, chỉ duy nhất một thứ không thể lấy lại, đó là cuộc đời.
Khi lưng bị ép chặt trên giường bệnh, người ta mới nhận ra dù đã đọc sách cả đời, trên tinh thiên văn dưới tường địa lý, nhưng có quyển sách quan trọng nhất lại quên mất không đọc: Làm thế nào để giữ gìn sức khoẻ?
Có rất nhiều người Việt Nam, vào vài năm cuối cuộc đời, dùng toàn bộ số tiền mình tích cóp được để mua thuốc nội, thuốc ngoại. Họ để lại cho con cháu họ những khoản nợ lớn, sau đó qua đời. Nếu ngay từ đầu họ biết yêu bản thân, biết trân quý sức khoẻ, cuộc đời của họ rất có thể đã rẽ được sang một trang mới tươi đẹp hơn.
Còn bạn, ngay từ bây giờ hãy lo mà chăm sóc cho sức khoẻ của mình. Hãy dành thời gian để tập thể dục thể thao, bớt thức đêm đi, bớt ra ngoài ăn những món đồ thiếu lành mạnh,…
Nếu bạn là một người đi làm, hãy dành nửa tháng lương của bạn để mua những món đồ hỗ trợ cho sức khoẻ và tận hưởng cuộc sống. Bạn phải lập kế hoạch rèn luyện sức khoẻ ngay từ bây giờ, đừng chần chừ không lại tốn tiền cho bệnh viện đấy! Khi đó, bạn không chỉ làm khổ cho bản thân, mà còn làm khổ cho gia đình, người thân, bạn bè của bạn.
Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là bạn có rất nhiều tiền nhưng căn bệnh của bạn lại không thể chữa lành. Khi đó, đồng tiền còn giá trị gì nữa không?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tại sao chúng ta lại tiếc tiền để phòng bệnh, để rồi sau đó hối hận tiêu một đống tiền hi vọng chữa khỏi bệnh?
Bệnh tật đến bất ngờ không báo trước. Khi bạn thấy mình vẫn còn khoẻ mạnh, đừng chủ quan mà hãy chú ý đến sức khoẻ của mình. Không khoản tiền đầu tư nào giá trị hơn khoản tiền đầu tư vào sức khoẻ. Hãy rèn luyện cho mình những thói quen tốt, mạnh dạn vứt bỏ những thói quen xấu để có thể cùng sức khoẻ tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc của bạn.