Gà rán hết vị, KFC và McDonald’s đang "giãy chết" tại Trung Quốc ?

04/08/2016 14:55 PM | Kinh doanh

Hiện tại cả hai gã khổng lồ đều có dấu hiệu chững lại trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đại lục. Có dấu hiệu cho thấy sự thống trị tuyệt đối cả hai công ty trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã bắt đầu giảm khi người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và những món ăn truyền thống Trung Quốc như lẩu, bánh bao hấp...

Khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường đồ ăn nhanh có giá trị vài tỷ đô của Trung Quốc, hai hãng lớn là Yum! Brand Inc. và tập đoàn McDonald’s đang là những ông lớn trên thị trường, chiếm khoảng 38% thị phần vào năm 2015.

Chuỗi nhà hàng KFC của Yum và Golden Arches đã có sự tăng trưởng thần kỳ khi đa số người dân Trung Quốc đều rất tò mò và muốn thử món đồ mang "hơi thở" của Mỹ.

Hiện tại cả hai gã khổng lồ đều có dấu hiệu chững lại trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Có tín hiệu cho thấy sự thống trị tuyệt đối của cả hai công ty trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã bắt đầu giảm khi người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và những món ăn truyền thống Trung Quốc như lẩu, bánh bao hấp...

Đây cũng là lý do vì sao mà các nhà đầu tư Trung Quốc ít mặn mà với các hoạt động kinh doanh của Yum! và McDonald’s tại Trung Quốc. Kế hoạch bán một lượng nhỏ cổ phiếu của Yum! cho các nhà đầu tư Trung Quốc đã bị hoãn lại trong khi một vài nhà thầu tiềm năng của McDonald’s thì bỏ cuộc vì những quy định quá nghiêm ngặt trong việc định giá cổ phiếu và các điều khoản ràng buộc.

“Cách đây 5 năm có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu của KFC và McDonald’s nhưng thời điểm đó các cổ đông đều không muốn bán ra vì tình hình kinh doanh rất tốt”, Giáo sư quản lý Li Weihua của Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp, người đã viết hơn 30 cuốn sách về quản lý nhượng quyền thương mại ở Trung Quốc nói.

Ông gọi việc KFC mở cửa hàng đầu tiên của mình tại Trung Quốc vào năm 1987 là sự khởi đầu của ngành công nghiệp nhượng quyền thương mại tại Trung Quốc. "Cũng giống như cánh hoa hồng nở rồi tàn, nếu không bán bây giờ, 5 năm tới, giá trị cổ phiếu của họ còn giảm nữa”.

Hoạt động kinh doanh thức ăn nhanh của Yum! tại Trung Quốc, trong đó có cả Pizza Hut, vẫn còn khá lớn và mở rộng ra 7.200 cửa hàng. Tuy nhiên, tổng thị phần của thị trường đã giảm mạnh từ 40% trong 2012 còn 23,9 % vào năm ngoái. Cổ phiếu của McDonald's đã giảm từ mức cao 16,5% trong năm 2013 còn 13,8% vào năm 2015. Theo số liệu từ Euromonitor International. McDonald's có khoảng 2.200 cửa hàng trên toàn Trung Quốc.

“Vị” nhạt dần...

Theo nhiều nguồn tin thì McDonald's đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn lớn như Bắc Kinh Sanyuan Foods Co, Sanpower Group Co - Tập đoàn Du lịch Bắc Kinh. Tuy nhiên cả hai tập đoàn này đều có mảng kinh doanh chuỗi nhà hàng khá “bết bát”.

Những chú “kỳ lân” nhỏ trong nội bộ ngành kinh doanh nhà hàng như tập đoàn của Đài Loan Ting Hsin International Group đã không có động thái nào. Hiện tập đoàn của Đài Loan này hiện chiếm 7,7% thị phần và kiểm soát các chuỗi thức ăn nhanh Dicos, cũng như Hua Lai Shi Catering và Kungfu Catering lần lượt chiếm khoảng 3 % và 2,2% thị phần đồ ăn nhanh. China Resources Group, nhà điều hành của Pacific Coffee, mới đây cũng mới thực hiện thương vụ sang nhượng.

“Pacific Coffee có một mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại hoàn toàn khác với Yum! và McDonald's vì vậy thật khó để có sức mạnh tổng hợp nếu công ty này mua lại các doanh nghiệp Trung Quốc đang kinh doanh mảng thức ăn nhanh”, ông Todd Li, Phó Chủ tịch Pacific Coffee cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên điện thoại vào ngày 29 tháng 7 vừa qua.

Tại Yum! và McDonald’s, doanh nghiệp mua nhượng quyền hoạt động theo mô hình giống như nhà đầu tư và thường quản lý những cửa hàng thuộc chuỗi và thu lời. Pacific Coffee đang tìm kiếm các đại lý có kinh nghiệm để vận hành cửa hàng mới, ông Li cho biết thêm.

Khách hàng tiềm năng có thể không muốn tiêu một núi tiền vào các thương hiệu thức ăn nhanh đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc. Chuỗi KFC Yum! mở ra đầu tiên ở gần Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh là vào năm 1987.

"Các công ty trong ngành này đều biết rằng dù thương hiệu lớn, nhưng nó đã lỗi thời trong tâm trí người tiêu dùng. Họ sẽ so sánh điều này với số tiền đầu tư mà họ bỏ ra", Hao Yongqiang, phó giám đốc của China Chain Store và Franchise Association (CCFA), tổ chức thường chạy triển lãm hàng năm nhằm liên kết các thương hiệu thức ăn nhanh với các nhà nhượng quyền tiềm năng nói.

Hố sâu ngăn cách...

Sự thống trị lịch sử của hai thương hiệu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh của Trung Quốc cũng có nghĩa là hầu như không có chuỗi thức ăn nhanh nội địa nào có đủ kinh nghiệm và quy mô để điều hành hoạt động lớn như Yum! và McDonald's.

"Vấn đề nhượng quyền thương mại trong một đất nước đang phát triển là làm thế nào để kiểm soát về chất lượng. Không có nhiều “tay chơi” có quy mô hoặc tiềm lực để có thể đảm nhiệm quyền nhượng quyền thương mại của cả nước", ông James Roy, một nhà phân tích cao cấp tại Trung Quốc thuộc Tập đoàn Nghiên cứu thị trường cho biết. "Dicos hoặc Real Kungfu cũng có thể chờ giá giảm".

Về phần mình, cả hai công ty đều nhìn thấy tương lai lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Yum! Trung Quốc đang cung cấp thực phẩm chất lượng cao và liên tục "cập nhật menu để phục vụ cho sở thích thay đổi của người tiêu dùng Trung Quốc".

Khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới thực phẩm an toàn cho sức khỏe

McDonald's của Trung Quốc, trong một thông cáo bằng email của mình, cũng cho biết công ty này cam kết cung cấp những đồ ăn có lợi cho sức khỏe hơn như McMuffins, mì, cháo gà ngũ cốc cho các khách hàng ở Trung Quốc.

Chuỗi KFC Yum! tại Trung Quốc thực hiện tốt hơn so với dự kiến ​​trong quý thứ hai, sau 2 năm liền sụt giảm doanh thu do lo ngại về an toàn thực phẩm, dịch cúm gia cầm và cạnh tranh từ các nhà hàng địa phương. McDonald's cho biết doanh số bán hàng trong cùng một cửa hàng tại Trung Quốc và Nga, tăng 1,6% trong quý vừa qua.

Sự phổ biến của KFC và McDonald's tại Trung Quốc là bắt nguồn từ sự mới lạ, không phải giá thành sản phẩm thấp. Một khi các yếu tố mới lạ qua đi, không có gì giữ chân người tiêu dùng. Trong khi những huỗi của hàng của người Trung Quốc có giá rẻ hơn và thường năng động hơn trong việc đáp ứng thị hiếu và sở thích của khách hàng", ông Li từ đại học quốc gia Trung Quốc nói.

Cổ phiếu của McDonald's đã giảm 0,5% trong năm nay, trong khi Yum đã tăng 21%.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM